Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những bí ẩn về Trái Đất vẫn chưa được khám phá

(VTC News) -

Dưới đây là 12 bí ẩn về Trái Đất mà con người chưa có giải đáp.

Trái Đất từng có 2 Mặt Trăng. Theo các nhà thiên văn học, khoảng 4,6 triệu năm trước, Trái Đất có hai vệ tinh. Vệ tinh-Mặt Trăng thứ hai có đường kính khoảng 1.200 km và quay cùng quỹ đạo cho đến khi nó va chạm với Mặt Trăng "chính". Các nhà khoa học gọi sự kiện này là "cái tát khổng lồ". Một thảm họa như vậy có thể giải thích tại sao hai mặt của Mặt Trăng ngày nay lại khác xa nhau đến vậy.

Các cực từ có thể thay đổi. Các cực từ của Trái Đất có thể dịch chuyển và thậm chí đổi hướng hoàn toàn. Bằng cách kiểm tra các loại đá núi lửa, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, từ trường của hành tinh chúng ta đã thay đổi nhiều lần. Sự kiện thay cực cuối cùng cách đây gần 10 triệu năm và có khả năng xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết chính xác tại sao điều đó lại xảy ra.

Chúng ta đã không đến được lớp phủ của Trái Đất. Các nhà địa chấn học tin rằng lõi bên trong của hành tinh chúng ta là rắn, còn lớp bên ngoài là chất lỏng và nóng. Phía trên là lớp phủ, vỏ Trái Đất dường như trượt trên lớp phủ đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết lớp vỏ này được cấu tạo bằng gì, bởi vì chúng ta chưa bao giờ đến đó. Nó nằm ở độ sâu 30–900 km, trong khi "hố" sâu nhất mà con người đào được là giếng Kola ở Nga, chỉ sâu 12,3 km.

“Động trăng”. Không phải ai cũng biết nhưng động đất cũng xảy ra trên Mặt Trăng. Đúng, không giống như những trận động đất, những trận động trăng không quá mạnh và rất hiếm khi xảy ra. Có giả thiết cho rằng sự xuất hiện của chúng có liên quan đến lực thủy triều của Mặt Trời và Trái Đất và sự rơi của các thiên thạch.

Trái Đất quay nhanh hơn. Trái Đất quay với tốc độ 1.600 km/h. Nó cũng quay quanh Mặt Trời với tốc độ thậm chí còn lớn hơn – 108.00 km/h. Trong thực tế, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được chuyển động nếu tốc độ của nó thay đổi. Do tốc độ quay của Trái Đất và lực hấp dẫn là không đổi, chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được.

Thời gian ngày càng "nhiều hơn". 620 triệu năm trước, một ngày trên Trái Đất kéo dài 21,9 giờ. Theo thời gian, Trái Đất giảm tốc độ quay của nó, nhưng điều này xảy ra rất chậm, khoảng 70 mili giây trong 100 năm. Như vậy, sẽ phải mất 100 triệu năm để một ngày có 25 giờ.

Lực hấp dẫn kỳ lạ. Do thực tế hành tinh của chúng ta không phải là một hình cầu lý tưởng, có những điểm trên Trái Đất có trọng lực thấp và cao khác nhau. Một trong những điểm dị thường về trọng lực như vậy là Vịnh Hudson ở Canada. Các nhà khoa học đã phát hiện ra trọng lực thấp ở nơi này có liên quan đến sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng.

Điểm nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất. Nơi nóng nhất trên hành tinh của chúng ta là ở El-Aziziyah (Libya). Nhiệt độ ở đây có khi lên đến +58 °С. Và lạnh nhất là Nam Cực. Vào mùa đông, nhiệt độ ở đó giảm xuống -73 °C. Nhưng nhiệt độ cực thấp (-89,2 °С) được ghi nhận tại trạm Vostok của Nga, vào ngày 21/71983.

Hành tinh bị ô nhiễm nặng. Có lẽ đây không phải là điều lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, điều thú vị là theo các phi hành gia, tầm nhìn về Trái Đất từ không gian vào năm 1978 rất khác so với hiện tại. Do lượng lớn các mảnh vụn và chất thải không gian, hành tinh có màu xanh lá cây-trắng-xanh chuyển sang màu nâu-xám-đen.

Trái Đất được cấu tạo bởi sắt, oxy và silic. Nếu chúng ta muốn phân chia hành tinh theo thành phần, nó sẽ giống như sau: sắt 32,1%, oxy 30,1%, silic 15,1%, và magiê 13,9%. Người ta tin rằng hầu hết sắt (khoảng 90%) được tìm thấy trong lõi Trái Đất và phần lớn oxy (khoảng 47%) ở vỏ Trái Đất.

Ngày xưa Trái Đất có màu tím. Thực vật cổ đại không sử dụng chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng Mặt Trời mà là một sắc tố khác - retinal. Nhờ retinal, chúng hấp thụ ánh sáng màu lục, và phản xạ lại màu đỏ và tím, khi trộn lẫn lại sẽ thành màu tím. Được biết, retinal tồn tại cho đến ngày nay trong cơ thể một số vi khuẩn.

Đại dương ngầm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hồ chứa nước khổng lồ có niên đại 2,7 tỷ năm tuổi ở độ sâu 410-660 km dưới bề mặt Trái Đất. Chất lỏng này được tìm thấy nhờ vào đá ringwoodit có trong lớp phủ của Trái Đất. Nước chịu áp lực cực lớn, và số lượng của nó đủ để lấp đầy tất cả các đại dương trên Trái Đất 3 lần. Từ khám phá này, có giả thuyết cho rằng các đại dương trên Trái Đất hình thành từ sự bùng nổ của đại dương ngầm.

CTV Lê Ngọc/VOV.VN (nguồn: Adme.ru)

Tin mới