Những bài văn này không chỉ được điểm 10 mà còn xúc động dân mạng bởi chan chứa tình người, tình mẫu tử.
(VTC News) - Những bài văn này không chỉ được điểm 10 mà còn xúc động dân mạng bởi chan chứa tình người, tình mẫu tử.
Nữ sinh có mẹ bỏ rơi
Bài văn thứ nhất là của một em học sinh lớp 8, tên Nguyễn Thị Kiều Vân, sinh ngày 17/01/1997, dự thi môn Ngữ văn ngày 17/9/2010. Bài văn được chấm điểm tối đa 10, kèm theo đó là dòng nhận xét “Bài viết quá xúc động, cảm ơn con”.
Với đề bài “Hãy tả về một người thân trong gia đình”, bài văn đầu tiên đã được em Nguyễn Thị Vân viết trên khổ giấy A4, và em viết chính về người mẹ ruột của mình.
Ho
àn c
ảnh c
ủa em kh
á
đ
ặc bi
ệt khi
em
đ
ã m
ất b
ố t
ừ nh
ỏ v
à l
úc 9 tu
ổi
l
ại b
ị m
ẹ b
ỏ r
ơi.
Thế nhưng, dù mẹ có bỏ Vân, Vân chưa bao giờ trách mẹ một câu, em biết mẹ có “nỗi khổ riêng” vì căn bệnh “hiểm nghèo” mẹ chẳng muốn làm phiền phức cho em nên mẹ đã bỏ nhà ra đi.
B
ài v
ăn
đư
ợc
đi
ểm 10 c
ủa n
ữ sinh l
ớp 8 x
ôn xao d
ân m
ạng
Bài văn tả mẹ của học sinh lớp 6
B
ài
văn thứ 2 là của em Phạm Thị Thu Hà, một học sinh lớp 6. Bài văn được viết trên giấy kẻ ôli vuông, cũng dài hơn 2 trang giấy và điểm tối đa cũng là 10, cùng với lời nhận xét “Bài viết có cảm xúc, rất tốt".
B
ài v
ăn c
ủa n
ữ sinh l
ớp 6
đ
ạt
đi
ểm
10 c
ũng r
ất x
úc
đ
ộng
Bài văn điểm 10 của thủ khoa Ngoai thương
Đó là bài văn từ khi còn là học sinh lớp 6 của thủ khoa đạt điểm tuyệt đối 30/30 của ĐH Ngoại thương 2010 - Tăng Văn Bình.
Bài văn viết về mẹ đạt điểm 10 của thủ khoa ĐH Ngoại thương 2010.
Trong kỳ thi môn Ngữ văn lớp 6 năm 2003 của trường THCS Lý Nhật Quang (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) cô giáo chủ nhiệm đã ra đề thi như sau: “Em hãy kể về người mẹ kính yêu”.
Bài văn của Tăng Văn Bình làm đã đạt điểm 10 với lời phê: “Cô tin ở em. Tương lai tươi sáng đang chờ đón em. Cố gắng lên Bình nhé!”. Lời phê của cô giáo đã trở thành hiện thực khi ngày hôm nay, Bình trở thành thủ khoa ĐH Ngoại thương, đạt 30/30 điểm.
Những dòng văn xúc động trong bài viết này: “Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc.
Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ”.