Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những ai không nên ăn cá chép?

(VTC News) -

Cá chép là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được, vậy những ai không nên ăn cá chép?

Cá chép là một loại thực phẩm quen thuộc và bổ dưỡng. Tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn cá chép. Những ai không nên ăn cá chép? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Tác dụng của cá chép

Cá chép được xem là một trong những loài cá ngon và phổ biến nhất được tiêu thụ ở rất nhiều nơi trên thế giới. Với hương vị tuyệt vời và lợi ích dinh dưỡng ấn tượng, cá chép được xếp vào món ăn ngon và thân thuộc với mọi người. Hơn thế, Đông y còn sử dụng các bộ phận của cá chép là đầu cá, thịt cá, vây cá... như vị thuốc quý, tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Cá chép được đánh giá là loại cá giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là photpho và vitamin B12. Đồng thời chúng cũng chứa hàm lượng cao các axit béo có lợi, protein và chất chống oxy hóa. Chính vì thế, ăn chép mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe có thể kể đến như:

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Cá chép giàu chất béo omega-3, vì thế ăn cá chép có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Đồng thời, thành phần omega-3 trong cá chép còn giúp làm giảm huyết áp, loại bỏ sự căng thẳng cho hệ thống tĩnh mạch, giảm nguy cơ gặp phải tình trạng đau tim, đột quỵ.

"Những ai không nên ăn cá chép?" là băn khoăn của nhiều người.

Chống viêm, đau khớp

Một trong những tác dụng của cá chép là có thể giúp chống viêm hiệu quả, đặc biệt là viêm, đau khớp. Nhờ chứa thành phần omega-3 nên ăn cá chép sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm xương khớp.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Cùng với vitamin C, kẽm cũng là chất đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch. Cá chép chứa nhiều kẽm, vì thế, tiêu thụ cá chép sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Nếu muốn cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón và đau dạ dày, bạn có thể thêm cá chép vào khẩu phần ăn của mình. Thành phần axit béo omega-3 trong loại cá này có bảo vệ chức năng hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc hội chứng viêm ruột.

Giúp xương và răng chắc khỏe

Thành phần photpho trong cá chép có lợi cho xương và răng. Cụ thể, photpho có thể giúp phát triển và duy trì mật độ xương trong cơ thể, và nó cũng có chức năng như một thành phần trong răng. Bên cạnh đó, cung cấp đủ photpho cho cơ thể cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương cũng như tổn thương men răng.

Tốt cho mắt

Beta-carotene là tiền chất vitamin A chức năng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Beta-carotene liên quan đến việc cải thiện thị lực và giảm stress oxy hóa, ngăn ngừa được tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở người già.

Cải thiện trí não và nhận thức

Omega-3, chất chống oxy hóa, kẽm và selen trong cá chép đều có liên quan đến quá trình kích thích nhận thức ở con người. Đây là những chất có thể giúp “khởi động” các con đường thần kinh mới và ngăn ngừa stress oxy hóa trong mao mạch và mạch máu của não, giúp bạn tăng khả năng tập trung, sự chú ý và tăng cường trí nhớ.

Tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được cá chép. Dưới đây là những người không nên ăn cá chép.

Những ai không nên ăn cá chép?

Người bị bệnh gan, thận

Thịt cá chép rất giàu chất đạm, người bị bệnh gan lại cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể hàng ngày không vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy người bị bệnh gan, cần tuyệt đối không nên ăn cá chép.

Ngoài ra, đối với những người đang mắc bệnh về sỏi thận, bệnh về đường tiểu (sỏi) cũng không nên ăn cá chép. Với những bệnh nhân này, cần phải kiểm soát lượng axit uric, nếu axit này tăng quá cao sẽ là nguyên nhân cho quá trình hình thành sỏi.

Mặt khác, cá chép lại là một trong những thực phẩm giàu kali nên những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận (suy thận) tốt nhất không nên ăn để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.

Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, chảy máu

Thành phần dinh dưỡng trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.

Các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng chảy máu… Khi bị các bệnh này, thì bệnh nhân không nên ăn cá chép.

Người bị bệnh gút (Gout)

Theo các chuyên gia, những người bị bệnh gout cần tuyệt đối không nên ăn cá chép. Cá chép là một trong những thực phẩm có chứa lượng Purine (đây là nguyên nhân gây nên bệnh gout).

Do đó, những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh Gout cấp tính cần tránh xa, không ăn cá chép để bảo đảm sức khỏe.

Người bị dị ứng với cá chép

Tuy thành phần dinh dưỡng trong cá chép khá cao, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này, và những người có thể trạng dễ bị dị ứng là một trong số đó.

Theo các bác sĩ, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, ai dễ mẫn cảm, dị ứng cũng nên “xem xét” thật kĩ lưỡng trước khi ăn loại cá này.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Những ai không nên ăn cá chép" rồi phải không.

Vân Anh (Tổng hợp)

Tin mới