Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều nước ồ ạt tiêm vaccine tăng cường, đối phó làn sóng nhiễm COVID-19 mới

(VTC News) -

Ngày càng nhiều quốc gia chuẩn bị cung cấp các mũi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19, nhất là trong bối cảnh số ca bệnh có dấu hiệu gia tăng trở lại ở một số khu vực.

Ngày càng nhiều quốc gia chuẩn bị tiêm nhắc lại vaccine COVID-19, nhưng các nhà khoa học chưa đồng thuận về sự cần thiết hay hiệu quả của những mũi tiêm này.

(Ảnh minh họa)

Bắc Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vào ngày 24/9 thông báo ủng hộ tiêm nhắc lại vaccine Pfizer và BioNTech cho người từ 65 tuổi trở lên, một số người trưởng thành mắc các bệnh nền và một số người làm việc trong môi trường có rủi ro nhiễm virus cao.

Gần 20 triệu người Mỹ đã được tiêm bổ sung vaccine COVID-19 tính đến 3/11. Mỹ cũng đã phê duyệt tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi, khoảng 28 triệu trẻ em Mỹ đủ điều kiện được tiêm chủng.

Số ca mắc và nhập viện vì COVID-19 tại Mỹ giảm hơn 50% từ đầu tháng 9. Cả số ca mắc và nhập viện tại 40 bang đều giảm.

Dù vậy, số ca đang bắt đầu tăng gần đây và Mỹ vẫn có khoảng 74.000 ca lây nhiễm một ngày. 

Trong khi đó, Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Tiêm chủng của Canada đầu tháng 10 đã khuyến nghị tiêm nhắc lại vaccine mRNA cho những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Khuyến nghị cụ thể về tiêm vaccine tăng cường ở Canada còn phụ thuộc vào từng địa phương.

Tại Ontario, Canada, nơi đã tiêm mũi bổ sung cho khoảng 250.000 người ở nhóm nguy cơ cao và khoảng 165.000 người đủ điều kiện khác (tương đương 65% số người đủ điều kiện), số ca COVID-19 mới hôm 3/11 là 378. Trung bình số ca 7 ngày ở đây tăng lên mức cao ngày thứ 3 liên tiếp, sau gần 2 tháng giảm.

Châu Âu

Tỷ lệ số ca COVID-19 mới được báo cáo trong 7 ngày trên mỗi 100.000 người ở một số nước châu Âu, từ tháng 6-10/2021. (Nguồn: Bloomberg)

Ngày 4/10, cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu đã khuyến nghị tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer-BioNTech và Modern cho những người có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, nhưng để các quốc gia thành viên tự quyết định thêm.

Một số thành viên EU đã khởi động các chiến dịch tiêm tăng cường riêng trước hướng dẫn của khối.

Các nước châu Âu đã và đang triển khai các chương trình tiêm bổ sung cho người tiêm đầy đủ là: Áo, Cộng hòa Séc, Hungary, Nga, Romania, Serbia, Slovakia.

Các quốc gia tiêm tăng cường cho những người có hệ miễn dịch kém, người già hoặc người có nguy cơ cao là Bỉ, Bulgaria, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italia, Litva, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển.

Thụy Sĩ không tiêm tăng cường vào lúc này - các nhà chức trách cho biết họ không thấy vaccine bị giảm khả năng bảo vệ theo thời gian, nhưng vẫn đang theo dõi dữ liệu.

Tiêm vaccine COVID-19 tăng cường là một trong những biện pháp các quốc gia châu Âu đang phải đẩy mạnh để chống lại làn sóng COVID-19 thứ 4, tránh tình trạng phong tỏa và áp đặt các hạn chế khác lên nền kinh tế một lần nữa. Vì vậy một số nước dù có tỷ lệ tiêm chủng toàn dân chưa cao (Litva, Romania) cũng đã bắt đầu tiêm tăng cường.

Trong khi đó Hà Lan, ngoài tiêm tăng cường, đã tái áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang khi số ca bệnh tăng trở lại.

Châu Phi

Maroc, quốc gia đã tiêm nhiều nhất ở châu Phi, bắt đầu tiêm liều thứ ba vào 5/10. Bên cạnh đó Tunisia cũng có chương trình tiêm dành cho người trên 75 tuổi. 

Châu Á, Trung Đông

Số ca mắc mới hàng ngày (cột xám) và trung bình 7 ngày (đường màu vàng), số ca tử vong hàng ngày và trung bình 7 ngày ở khu vực châu Á-Trung Đông từ 31/12/2020 đến 3/11/2021.

Các nước trong khu vực này đang cung cấp liều bổ sung cho người tiêm chủng đầy đủ (đáp ứng một số điều kiện khác tùy từng nước) bao gồm: Bahrain, Campuchia, Indonesia, Israel, Hàn Quốc, Thái Lan, UAE.

Các nước tiêm tăng cường cho những người có hệ miễn dịch kém, người già hoặc dễ bị tổn thương bao gồm Trung Quốc, Singapore.

Tính đến sáng 3/11, Trung Quốc đại lục báo cáo số ca mắc mới cao nhất kể từ tháng 8. Số ca mắc mới trung bình được báo cáo mỗi ngày ở Azerbaijan tăng hơn 1.000 trong 3 tuần qua, 25% so với mức cao nhất trước đó.

Lào báo cáo số ca mắc COVID-19 mới lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch: 1.000.

Nhân viên y tế khử khuẩn tại Hàn Quốc. (Ảnh: CNN)

Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc, các nước châu Á đang dần từ bỏ chính sách “không COVID-19” và hướng đến sống chung với đại dịch, dù số ca ở một số nơi có dấu hiệu tăng cao.

Trong tuần qua, Thái Lan báo cáo trung bình gần 9.000 COVID-19 mới mỗi ngày, cao hơn nhiều so với những tháng có số ca mắc bệnh dưới 10 trong phần lớn năm 2020. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cao, quốc gia này đang tiến tới mở cửa trở lại cho du khách quốc tế, bắt đầu trước với du khách đã tiêm phòng.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết nước này không thể bỏ lỡ kỳ nghỉ lễ tháng 12. Ông nói: “Chúng ta phải nhanh chóng hành động nhưng vẫn thận trọng, không bỏ lỡ cơ hội thu hút khách du lịch vào mùa lễ cuối năm và đầu năm mới".

Mỹ Latinh và Trung Mỹ

Uruguay đang triển khai tiêm nhắc lại cho người tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, các nước tiêm cho người giảm miễn dịch, có nguy cơ cao, người cao tuổi bao gồm Ecuador, Panama, Chile, Brazil, Cộng hòa Dominica, El Salvador.

Khu vực này mới chỉ có khoảng 40% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, nhưng số ca mắc mới và tử vong hàng ngày do COVID-19 gần đây nhìn chung đang có xu hướng giảm.

Phương Anh

Tin mới