Đó là chia sẻ của chị Thanh Thúy, chủ cửa hàng may đo áo dài CCCD By Thanh Thuy tại 65 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chị vẫn dành những ngày cuối tuần được nghỉ để phụ giúp mẹ tại cửa hàng. Từ đây chị bắt đầu để ý đến cách chọn vải của khách, quan sát cách tư vấn của mẹ và đặc biệt là cậu, chị, thợ may “đặc biệt” rất miệt mài, dồn tâm huyết của mình trong từng đường kẻ phấn…, thế rồi chị yêu nghề này từ lúc nào không hay.
Chị Thúy chia sẻ, mọi thứ ban đầu chị đều phải tự tìm hiểu, mày mò... từ khâu lựa chọn vải, thiết kế và tư vấn chọn vải, chọn kiểu cho khách hàng. “Những ngày đầu tuy vất vả nhưng thực sự đáng nhớ đối với tôi. Mỗi một đơn hàng sau khi hoàn thành, khách hài lòng khiến tôi nhẹ nhõm và có thêm niềm tin vào điều mình lựa chọn”.
Theo chị Thúy, ngày nay khi nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, đòi hỏi chị hay bất kỳ chủ cửa hàng thời trang nào cũng phải nhanh chóng cập nhật xu hướng ưa thích của khách, nhưng không vì thế mà chị đánh mất đi nét riêng, làm nên “thương hiệu” của Thanh Thúy, có lẽ nhờ vậy mà cửa hàng của chị luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng.
Chị Thúy tâm sự, tà áo dài làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vì thế dù có cách tân, hiện đại đến đâu thì cũng không làm mất đi vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống. Nhiều khách hàng đến với Thanh Thúy mong muốn được may những mẫu áo dài mới, cách điệu, nhưng chị luôn tư vấn, để khách hàng hiểu về ý nghĩa của tà áo dài, tìm hiểu khách sẽ mặc vào những dịp nào, từ đó tư vấn khách lựa chọn kiểu dáng, màu sắc cho phù hợp.
NTK Thanh Thúy (bên phải) cho rằng nếu không có đam mê thì không thể thành công.
Chị cho rằng, đam mê chính là yếu tố quan trọng đầu tiên tạo nên sự thành công, nếu bạn không đam mê, không yêu thích công việc đó thì không thể làm tốt được.
Áo dài ngày nay vẫn giữ những nếp cơ bản của tà áo xưa, cách may đo không khác mấy, chỉ có người mặc đòi hỏi nhiều họa tiết, hoa văn hơn và cách may dây kéo phía sau lưng hoặc ở hông áo thay cho hàng khuy truyền thống. Hai vạt trước sau cũng không nhất thiết đồng nhất như trước, vạt trước cũng có thể may thêm một hoặc hai vạt phụ phía trong để tăng thêm vẻ thướt tha cho tà áo.
Trước những nhu cầu của khách hàng, chị Thúy buộc phải tìm tòi học hỏi thêm để bắt kịp các xu hướng mới. Nhưng với chị, trước hết chiếc áo chỉ đẹp khi người mặc thật sự thấy thoải mái, tự tin rồi mới nghĩ đến cách điệu thế nào, thêm thắt chi tiết ra sao.
NTK Thanh Thúy (thứ 2 từ phải qua) tại sự kiện.
“Từ ngày may áo dài đến nay, tôi luôn tạo sự nghiêm khắc cho bản thân dù mình không phải là một nhà thiết kế tên tuổi hay thợ may có tiếng. Nhưng sự tỉ mỉ, chỉn chu trong từng đường may, họa tiết áo dài là điều cần phải có”, chị bộc bạch.
Chị Thúy cho biết, áo dài Việt Nam từ xa xưa vốn đã đủ sức để tôn lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp dịu dàng, kín đáo. Nhưng ở thời đại mới, để áo dài có sức sống bền bỉ trước biết bao trang phục tân thời thì áo truyền thống cũng cần đổi mới và độc đáo hơn, nhưng đồng thời vẫn phải giữ những nét cơ bản, để bất cứ ai khi nhìn vào cũng không nhầm lẫn và nhận ra ngay đó là tà áo dài Việt Nam.
Bên cạnh kinh nghiệm về lĩnh vực may đo, chị thường xuyên tham gia các lớp đào tạo kỹ năng, kiến thức về kinh doanh, thiết kế để tự mình tạo ra những sản phẩm chất lượng, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhờ sự nhạy bén, sáng tạo và cái tâm của người làm nghề mà cửa hàng áo dài của NTK Thanh Thúy nhận được sự tin tưởng của khách hàng.