Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nguyễn Huy Thiệp làm 'dậy sóng' làng chèo

(VTC News) - Lần đầu tiên dấn thân vào viết kịch bản chèo, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cùng với tác phẩm Vong bướmb đã tạo nên nhiều tranh luận trong buổi ra mắt.

(VTC News) - Lần đầu tiên dấn thân vào viết kịch bản chèo, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cùng với tác phẩm Vong bướm đã tạo nên nhiều tranh luận trong buổi ra mắt chiều qua (23/2).

Tác phẩm “Vong Bướm” là một thể nghiệm mới của Nguyễn Huy Thiệp. Sau gần 24 năm bước chân vào văn đàn và trở thành nhà văn nổi tiếng, đây là lần đầu tiên ông dấn thân với thể loại kịch bản chèo.

Tác phẩm gồm hai kịch bản chèo là Vong Bướm và Truyền thuyết tìm vua. Vong Bướm là “câu chuyện lấy cảm hứng từ cuộc đời và tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bính cũng như nhiều nghệ sĩ khác như Nguyễn Du, Đồng Đức Bốn, Vũ Trọng Phụng...các nhân vật này mang khát vọng lớn lao đi tìm sự thức tỉnh, nhưng để đạt được khát vọng đó, họ buộc phải nhúng mình và bi kịch thê thảm là ở đó. Lớp lớp những xác bướm, vong bướm chất xuống trên đường đi tới cái đẹp...”. Trong khi đó, Truyền thuyết tìm vua lại được xây dựng trên cảm hứng về cuộc đời Chúa Chổm, một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.



Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong buổi ra mắt Vong bướm 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – người dẫn chương trình buổi ra mắt tác phẩm này chia sẻ: Vong Bướm là một tác phẩm mới lạ, độc đáo về cả nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, đồng thời nó cũng mang lại sự bất ngờ, sắc sảo và có khả năng kích thích đối thoại mạnh nhất.

Trong khi nghệ thuật Chèo như một viên ngọc quý mà cả thế giới phải công nhận. Thì sự ra đời của “Vong Bướm” càng làm tăng thêm giá trị vốn có đó của chèo Việt Nam. Và cũng“ mừng vô cùng, thèm lắm, mơ lắm, mong lắm khi có thêm một người viết chèo” -  Nhạc sĩ Trần Ngọc Trung phát biểu.

Buổi ra mắt Vong Bướm cũng có không ít những ý kiến trái chiều. Mà theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thì “có cả sự ủng hộ, khen thưởng lẫn sự phản kháng hay những lời nói minh triết, ấu trĩ”.

Theo “cha đẻ” của tác phẩm Vong Bướm, “chèo là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, đậm chất Việt Nam. Nhưng trong thời hiện đại, chèo đang bị dung tục hóa một cách thô bạo và ông viết như một cách lưu giữ truyền thống”. Vì thế trước sự ra đời của Vong Bướm, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng: liệu tác phẩm có phải chỉ là làm  đẹp cho làng chèo Việt không hay nó đang “đụng chạm” đến những nghệ sĩ vốn “tâm huyết” với chèo ?

Vì lẽ đó mà dậy lên làn sóng tranh luận xung quanh chèo truyền thống và chèo hiện tại. Và hàng loạt những phản biện, những câu hỏi “ hắc búa” được đặt ra cho nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

TS Nghệ thuật Nguyễn Minh Thái đánh giá Vong Bướm không phải ở câu chữ hay ở nghệ thuật viết chèo của nhà văn vì bà chưa từng đọc qua tác phẩm. Theo bà thì quan trọng hơn ở một tác phẩm chèo phải là việc đi từ “chữ” của một văn bản đến “một vở chèo” là viên ngọc quý của dân tộc. Tác phẩm cũng phải được đánh giá thông qua cái “im lặng” hay “động đậy”, mà “động đậy” mới thực sự quan trọng.

Còn Vong Bướm mới chỉ là “im lặng”. Nghĩa là nó mới chỉ được đón đọc ở dạng chữ của văn bản, liệu rằng có thể đạo diễn thành vở chèo mà biểu diễn hay không mới quan trọng hơn cả.

Mỹ Hạnh

Nguồn:

Tin mới