Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Việt Nam đầu tiên được ghép tế bào gốc không cùng huyết thống

Bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính hiếm gặp, tiên lượng rất xấu, trước khi được ghép tế bào gốc, thời gian sống chỉ còn 20-30 tháng.

Ngày 16/11, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, TP.HCM công bố đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc (TBG) tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam.

Người được ghép là nam thanh niên 25 tuổi, quê ở Cà Mau, hiện là nhân viên ngân hàng.

Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc bệnh viện, cho biết cơ sở y tế này đã triển khai thành công kỹ thuật dị ghép tế bào gốc tạo máu (ghép đồng loại) từ năm 1995.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh không tìm được người cho tế bào gốc phù hợp HLA đồng huyết thống. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có ngân hàng tế bào gốc từ nguồn người hiến tình nguyện. Do đó, một số trường hợp người bệnh phải ra nước ngoài để tìm nguồn tế bào gốc phù hợp.

Bệnh nhân may mắn được ghép tế bào gốc không cùng huyết thống. (Ảnh: BVCC)

Đứng trước tình trạng người bệnh không tìm được người cho tế bào gốc phù hợp HLA đồng huyết thống, bệnh viện đã liên hệ với Trung tâm ghép Tzu Chi (Đài Loan) là một trong những Trung tâm lưu trữ tế bào gốc lớn nhất ở châu Á.

May mắn ngày 14/7, Trung tâm Tzu Chi thông báo đã tìm được ứng cử viên hiến tế bào gốc có HLA phù hợp hoàn toàn với người bệnh.

Ngày 20/9, bệnh viện nhận được tế bào gốc từ đơn vị này, ngay lập tức các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật.

Hai tháng sau ca ghép, các bác sĩ xét nghiệm thấy tỷ lệ mọc mảnh ghép cho thấy 100% tế bào là của người hiến tặng tế bào gốc.

Theo bác sĩ Dũng, tổng chi phí đợt ghép tế bào gốc tại Việt Nam là 847 triệu đồng, bảo hiểm y tế chi trả 530 triệu đồng. Các chi phí tại Đài Loan tốn hơn 15.500 USD do Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM hỗ trợ. Dù người cho tế bào gốc là thiện nguyện hoàn toàn miễn phí nhưng phải tốn nhiều chi phí xét nghiệm sàng lọc. 

Video: Tế bào gốc có thể ứng dụng trị những bệnh nào?

Nguồn: Zing News

Tin mới