Trưa 21/6, tại Đại học khoa học và Công nghệ Hà Nội (quận Cầu Giấy, Hà Nội) hàng trăm người tham dự chương trình quan sát nhật thực hiếm gặp.
Mọi người tập trung quan sát phần màu đen trên tấm giấy phản quang từ kính thiên văn, đây chính là hình ảnh Mặt trăng đang che khuất dần Mặt trời.
Các học sinh lớp 10 chuyên Lý, trường THPT Chu Văn An tạo dáng chụp ảnh với tấm kính dùng để quan sát nhật thực. Độ che phủ của nhật thực này là 79% ở Hà Giang, 77% ở Hà Nội, 65% ở Đà Nẵng, 48% nhìn thấy ở TP.HCM và 27% ở cực Nam mũi Cà Mau.
"Hôm nay, chúng tôi chuẩn bị 200 kính giảm điện từ, có tác dụng chặn 99,9% bức xạ có hại. Ngoài ra còn có 3 chiếc kính thiên văn. Do lượng người lớn nên chúng tôi tạo cái phễu để hứng hình ảnh của Mặt trời và Mặt trăng để quan sát nhật thực. Phải đến năm 2031, hiện tượng nhật thực mới lại xuất hiện", anh Phan Thanh Hiền - giảng viên Khoa học vũ trụ và ứng dụng, ĐH Khoa học và Công nghệ cho hay.
Một nam sinh chọn góc để chụp ảnh nhật thực.
Nắng nóng, mồ hôi nhễ nhại nhưng không ngăn được sự tò mò, thích thú của các bạn nhỏ tuổi.
Theo chuyên gia, chỉ loại kính chuyên dụng mới có tác dụng ngăn tia bức xạ mặt trời tránh ảnh hưởng cho mắt. Bởi vậy, những người đến tham dự sự kiện đều đeo kính giảm điện từ.
Các nhiếp ảnh gia chụp nhật thực qua ống kính máy ảnh nhưng rất khó để thực hiện nếu không có tiêu cự dài.
Các bạn trẻ thích thú ngắm nhật thực dưới thời tiết oi bức.
Hình ảnh nhật thực được thu phóng qua điện thoại qua kính thiên văn.
Bạn trẻ tạo dáng chụp ảnh lưu niệm tại một sự kiện mà 11 năm nữa mới có.
"Đến đợt dịch đầu năm nay, tôi thực hiện lắp đặt sản phẩm kính thiên văn này và mất hơn 1 tháng để chỉnh lại kính này. Hôm nay, khi ngắm nhật thực vẫn còn một lỗi nhỏ như các trục thấu kính chưa được thẳng hàng", em Dương Phan Anh - lớp 11 Chuyên Lý trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.