Theo SCMP, người tiêu dùng Trung Quốc chỉ cần vài cú nhấp chuột đã có thể mua được những chiếc túi Louis Vuitton nhái, quần áo Chanel "fake"... Hàng hiệu giả không chỉ được mua bán dễ dàng mà còn được sản xuất, phân phối ngày càng tinh vi.
Chiếc vali từ bộ sưu tập Fake/Not của Gucci. Đây là sản phẩm của nhà mốt nước Ý nhằm phản đối nạn hàng giả. (Ảnh: Gucci)
Ngăn chặn các đường dây sản xuất hàng giả không hề dễ dàng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hàng xa xỉ có thể tìm cách thay đổi tâm lý người tiêu dùng bằng việc xác định, phân loại các đối tượng mua hàng giả, tìm hiểu về động chủ yếu của họ.
Các học viên thực hành kiểm tra tính thật/giả của một chiếc túi Louis Vuitton trong một lớp học tại Trường Kinh doanh Xa xỉ ở Bắc Kinh vào tháng 3/2021. (Ảnh: AFP)
Theo SCMP, tình trạng mua sắm hàng hiệu giả tràn lan có thể được kiểm soát nếu các thương hiệu xa xỉ mở rộng đối tượng khách hàng.
Túi xách giả hiệu Chanel, Yves Saint Laurent và Louis Vuitton bị hải quan Pháp thu giữ trước khi tiêu hủy vào tháng 5/2012 tại trung tâm phân loại bưu chính Chilly Mazarin, gần Paris. (Ảnh: AFP/GettyImages)
Trước tiên, hãy xem xét đến nhóm đối tượng “người mộng mơ và bắt chước” - những tín đồ dễ thấy nhất của hàng giả. Nếu như các thương hiệu xa xỉ có sẵn sản phẩm với giá thành thấp, được quảng bá rộng rãi hơn, những người tiêu dùng thuộc nhóm này có thể sẽ không còn tìm đến hàng giả.
Thứ hai, các thương hiệu phải chinh phục được những người tiêu dùng tiết kiệm có suy nghĩ "hàng giả đủ tốt rồi". Các nhãn hàng cần cho thấy sự chênh lệch lớn về chất lượng giữa hàng thật và hàng nhái.
Cuối cùng, hãy đánh vào yếu tố đạo đức và trách nhiệm xã hội. Sự kỳ thị của xã hội với việc dùng hàng giả có thể khiến những người giàu mua hàng fake tinh vi phải suy nghĩ lại.
Theo SCMP, rất khó để loại bỏ hoàn toàn hàng nhái. Thế nhưng, mọi người cần hiểu thông điệp rõ ràng: Dùng đồ hiệu giả không bao giờ là mốt!