Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Ấn Độ đối mặt với bạo lực thù địch vì COVID-19

(VTC News) -

Làn sóng COVID-19 thứ hai ở Ấn Độ không chỉ gây nguy hiểm cho người dân trong nước mà còn khiến người Ấn ở nước ngoài đối mặt với nguy cơ bị tấn công thù địch.

Hôm 7/5, bà Vishnubhai, người Singapore gốc Ấn Độ, đang bộ tập thể dục thì nhận ra một người đàn ông lạ măt tiếp cận cô với vẻ kích động bất thường. Các quy tắc hạn chế chống COVID-19 ở địa phương cho phép tháo khẩu trang trong khi vận động ngoài trời, vì vậy bà kéo khẩu trang xuống và lịch sự hỏi thăm rồi nhanh chóng bỏ đi để tránh bị gây gổ.

Người đàn ông đáp lại bằng cách lao tới đá vào ngực bà Vishnubhai, khiến bà bị thương nhẹ. Vishnubhai đã trình báo vụ việc với cảnh sát, kẻ tấn công bị bắt giữ vào ngày 11/5.

Vụ việc của bà Vishnubhai xảy ra chỉ 5 ngày sau khi video quay cảnh một gia đình Ấn Độ ở Singapore, bị thóa mạ và xúc phạm nặng nề, lan truyền trên mạng xã hội. Đoạn video cho thấy người đàn ông Singapore đang công kích gia đình này bằng ngôn từ miệt thị. Người vợ xuất hiện trong cảnh quay cho biết cô cùng người nhà bị bảo rằng “Hãy cút về nước đi, lũ người Ấn man rợ”.

Bà Hindocha Nita Vishnubhai bị thương nhẹ sau vụ tấn công hôm 7/5. (Ảnh: Hindocha Nita Vishnubhai)

Hai vụ tấn công ở Singapore có tình tiết tương tự với nhiều sự việc phát sinh do vấn nạn tấn công bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á trong thời gian gần đây.

Ở Mỹ, người gốc Á - đặc biệt là người gốc Trung Quốc - đã phải đối mặt với thái độ thù địch của một bộ phận người bản địa cho rằng dịch COVID-19 là do “virus Trung Quốc” gây ra. Tình trạng này đang có xu hướng lặp lại, nhằm vào người Ấn Độ.

Người Ấn ở nước ngoài đối mặt với nguy cơ bị tấn công thù địch vì định kiến liên quan đến dịch COVID-19. (Ảnh PTI)

Đại dịch thổi bùng làn sóng phân biệt chủng tộc

Singapore là một quốc gia đa sắc tộc. Tính đến tháng 6 năm 2020, trong số 5,7 triệu người sinh sống ở nước này có 74,3% là người Trung Quốc, người Mã Lai chiếm 13,5% và 9% là người gốc Ấn Độ.

Đất nước này áp dụng nhiều biện pháp giữ gìn trật tự xã hội sau cuộc bạo động chủng tộc đẫm máu vào những năm 1960. Ngày nay, các vụ tấn công bạo lực liên quan đến phân biệt chủng tộc rất hiếm khi xảy ra ở Singapore.

Nhưng đại dịch COVID-19 đã hủy hoại sự ổn định đó.

Singapore là một quốc gia đa sắc tộc. (Ảnh: EPA)

Tại Singapore vốn đã tồn tại tư tưởng sai lầm cho rằng những người lao động Ấn Độ đã “đánh cắp” việc làm của người dân địa phương. Suy nghĩ này bắt nguồn từ hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện (CECA), hiệp định thương mại tự do giữa các nước cộng hòa và quốc gia Nam Á, đã thúc đẩy số lượng lớn lao động nước ngoài nhập cư vào Singapore.

Mối ác cảm đó càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi làn sóng COVID-19 thứ hai lan rộng ở Ấn Độ, khiến người dân nước này bị một bộ phận người ở các quốc gia khác kì thị.

Nhà xã hội học Laavanya Kathiravelu tại đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho biết, các đợt bùng phát dịch đã đưa “những vấn đề âm ỉ” về chủng tộc và quốc tịch nổi lên bề mặt.

Ông Tan Ern Ser, nhà xã hội học tại đại học Quốc gia Singapore, nói việc rằng làn sóng dịch bệnh ở Ấn Độ sản sinh ra biến chủng COVID-19 mới góp phần khiến ác cảm với người Ấn gia tăng. " là chất xúc tác dẫn đến các cuộc tấn công thù địch và tạo cớ cho những kẻ phân biệt chủng tộc công khai thể hiện tư tưởng của họ".

Quan điểm của chính quyền Singapore

Tối 10/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết ông “rất thất vọng và lo ngại rằng bạo lực do phân biệt chủng tộc có thể xảy ra ở Singapore”.

Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh căng thẳng phát sinh vì đại dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế không thể biện minh cho thái độ và hành vi phân biệt chủng tộc, đặc biệt là việc tấn công người khác "chỉ vì họ thuộc một chủng tộc cụ thể, trong trường hợp này là người Ấn Độ".

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Bộ trưởng Nội vụ Singapore K. Shanmugam chỉ trích các cuộc tấn công nhằm vào người Trung Quốc ở Mỹ và nói rằng các hành vi tương tự nhằm vào người Ấn Độ ở Singapore cũng cần bị lên án.

Trong tuyên bố của mình, ông Shanmugam nhấn mạnh rằng mặc dù “luôn có sự phân biệt chủng tộc ở Singapore”, nhưng vấn đề đã được kiểm soát và “giảm thiểu theo thời gian”.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Singapore, các vụ tấn công người Ấn Độ ở nước này gần đây là do một số cá nhân đã lợi dụng tâm lý bất an của người dân trong đại dịch COVID-19 và "cố ý reo rắc nỗi sợ hãi, khuyến khích phân biệt chủng tộc và bài ngoại giống như tình trạng ở Mỹ".

Nghị sĩ Singapore Tin Pei Ling cũng lên tiếng kêu gọi bài trừ nạn phân biệt chủng tộc trong nước:

Chúng tôi là một xã hội cởi mở tiếp nhận tin tức và thông tin từ khắp nơi. Tôi không muốn sự hòa hợp hiếm có ở đây bị ảnh hưởng”, ông Tin nói.

Trần Trang

Tin mới