Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ngồi quá lâu gây hại cho sức khỏe thế nào?

(VTC News) -

Ngồi quá lâu khiến bạn dễ tăng cân, suy giảm hệ miễn dịch, đau mỏi lưng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Giảm tốc độ đố cháy calo: Khi ngồi, tốc độ đốt cháy calo trong cơ thể chỉ còn 1 calo/phút, điều này có nghĩa là nếu bạn ngồi 1 giờ chỉ có 60 calo được đốt cháy. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tăng cân.

Tăng cân: Khi ngồi quá lâu, cơ thể bạn sẽ tăng lượng cholesterol xấu (LDL) gây tăng cân và tạo ra hiện tượng kháng insulin và triglyceride huyết tương. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đang sản xuất nhiều insulin hơn, gây căng thẳng cho tuyến tụy và gan.

Xương yếu: Ngồi nhiều khiến xương của bạn giòn, yếu. Bởi đôi chân và cấu trúc xương không được rèn luyện, không đủ chắc khỏe.

Suy yếu hệ miễn dịch: Khi tập luyện thể dục thường xuyên, cơ thể bạn sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại bệnh tật. Bằng cách này, các tế bào có lợi trong cơ thể sẽ được “nhân” lên, giúp bạn chống lại virus và vi khuẩn. Trái ngược với điều đó, khi bạn ngồi một chỗ quá lâu, hệ miễn dịch của bạn sẽ dần yếu đi, thậm chí không còn hoạt động như bình thường.

Chậm lưu thông máu: Ngồi quá lâu một chỗ mà không di chuyển khiến các mạch máu trong cơ thể dễ bị tắc. Đây là lý do tại sao, những người ngồi nhiều hay cảm thấy tê chân hoặc đau quặn.

Đau lưng: Ngồi lâu làm thay đổi độ cứng của cột sống lưng và làm tăng nguy cơ chấn thương lưng thấp.

Tổn thương cột sống: Khi ngồi quá nhiều, các đĩa đệm giữa đốt sống không được nén đều, dần dần gây ra tình trạng tổn thương cột sống.

Đau chân: Như nói ở trên, ngồi quá nhiều khiến các mạch máu khó di chuyển tới chân, gây ra tình trạng đau chân. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến mắt cá chân của bạn bị sưng và giãn tĩnh mạch.

Gây mất trí nhớ: Một số nghiên cứu chứng minh rằng, những người ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian dài dễ bị mất phương hướng và suy giảm sự tập trung.

Dễ mắc bệnh tim: Những người ngồi nhiều, không  rèn luyện thể thao thường xuyên dễ bị mắc các bệnh về tim, tiểu đường và mỡ máu.

 

 

Phạm Quý (Nguồn: Boldsky)

Tin mới