Hình ảnh này được ghi lại vào tháng 3 khi ISS đang bay trên phía Nam Bán đảo Alaska. Các hạt trong bầu khí quyển của Trái đất tương tác theo những cách khác biệt, dẫn tới 2 hiện tượng khác nhau trong cùng 1 bức ảnh.
Hiện tượng đầu tiên là cực quang màu xanh lá cây.
Bức ảnh chụp 2 tượng trong vũ trụ. (Ảnh: NASA)
Cực quang được quan sát rõ nhất ở các khu vực nằm gần các vùng cực của Trái đất. Hiện tượng này xảy ra do sự va chạm của các hạt trong gió mặt trời và khí trong bầu khí quyển. Khi xảy ra cực quang, bầu trời xuất hiện các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi, trông giống như những dải lụa màu trên cao.
Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái đất được gọi là bắc cực quang, còn ở Nam bán cầu gọi là nam cực quang. Cực quang chỉ xuất hiện ở vùng gần cực từ tháng 10 năm nay tới tháng 3 năm sau.
Di chuyển sang bên phải của khuôn hình, chúng ta sẽ quan sát thấy một dải ánh sáng vàng-đỏ ngay trên đường cong của Trái đất. Hiện tượng này là từ quyển.
Từ quyển là vùng không gian bao quanh Trái đất được điều khiển bởi từ trường của Trái đất. Hình dạng của từ quyển của Trái đất là do tương tác giữa từ trường của hành tinh xanh với các dòng hạt tích điện, như gió Mặt Trời.
Từ quyển trải dài hàng chục nghìn km trong vũ trụ và tác động tới mọi thứ, từ thời tiết tới hệ thống viễn thông toàn cầu. Cùng với khí quyển, từ quyển chặn gió Mặt trời và các bức xạ vũ trụ giúp bảo vệ sự sống trên Trái Đất.