Bấp bênh đồng ngoại tệ
Chọn kênh đầu tư nào khi những biến động về chính trị đang bủa vây các nước như Mỹ, Trung Quốc?
Trong suốt thời gian giãn cách xã hội trong nước, đồng USD vẫn khá ổn định và chưa có nhiều biến động. Giới đầu tư vẫn quyết giữ USD dù cả nước Mỹ đang cách ly và số người chết tăng cao đến con số 100.000 người.
Thế nhưng, sau loạt bài của South China Morning Post, nhiều người dân địa phương lo ngại giá đồng USD Hong Kong sẽ lao dốc sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố đặc khu này đã đánh mất quyền tự chủ. Từ vài ngày qua, đã có rất nhiều người xếp hàng tại các hiệu đổi tiền ở bán đảo Cửu Long để mua tích trữ đồng USD. Ông Eric Wong Wai-lam, chủ một hiệu đổi tiền ở Sham Shui Po, đã phải từ chối tới 600 khách hàng hôm 29/5 vì hết USD.
Các quan chức Hong Kong khẳng định đồng USD Hong Kong vẫn là nền tảng của hệ thống tài chính thành phố. Đặc khu này cũng có hơn 440 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Chính quyền cũng nhấn mạnh chưa có dấu hiệu dòng vốn chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng địa phương.
Trong bối cảnh người Hongkong gom tiền USD thì ngoại tệ này lại bất ngờ giảm giá tại Việt Nam. Ngày 1/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD Mỹ ở mức 23.256 đồng (giảm 5 đồng so với ngày hôm qua). Trước đó, ngày 29/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD Mỹ ở mức 23.261 đồng (giảm 10 đồng).
Trước những biến động mạnh về chính trị một số quốc gia, nhiều nhà đầu tư lo lắng cho thời gian dài sắp tới. Bà Mỹ Tiên – một nhà đầu tư cá nhân tại TP.HCM – lo lắng và chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay tôi rất kiên định trong việc giữ tiền đô và vàng. Tôi chưa quyết định bán ra và vẫn đang theo dõi thông tin. Nhưng trước tình hình rối ren bất ổn của Mỹ, gần đây lại là Hongkong, chắc tôi phải chuyển kênh đầu tư!”
Hưởng lợi từ mùa dịch
Sau khi thắng đậm từ sản xuất khẩu trang, nước rửa tay… dòng tiền sẽ đổ về đâu?
Trong bối cảnh rối ren của thị trường đầu tư, nhiều ngành nghề và dịch vụ bất ngờ hưởng lợi. Thời gian đầu mùa dịch, rất nhiều đại gia bất ngờ bán tháo bất động sản để đầu tư máy móc sản xuất khẩu trang kháng khuẩn. Tại khu vực Bình Tân và Tân Bình, những làng dệt hiu hắt chuẩn bị tháo dỡ máy móc chợt hồi sinh nhanh chóng. Số lượng khẩu trang vải thường được sản xuất tăng vài trăm lần. Những xưởng sản xuất khẩu trang 3 lớp, 4 lớp hoạt động hết công suất.
Sau 3 tháng kể từ lúc bùng phát dịch, những đại gia đổ tiền vào sản xuất khẩu trang đã tuyên bố có trong tay hơn trăm tỉ tiền lời. Một đầu mối bán khẩu trang ở chợ Tân Bình (TP.HCM) khẳng định: “Qua mùa dịch sẽ xuất hiện nhiều đại gia mới, ôm tiền đếm không hết!”
Nhiều ngành khác như bán nước khẩu trang, thức ăn, thực phẩm, hàng tiêu dùng… ào ào tăng mạnh. Trong tuần cuối cùng của tháng 5/2020, gần như các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê đã mở cửa hết và đi vào hoạt động bình thường. Các tuyến đường ăn nhậu nổi tiếng ở Sài Gòn như Phạm Văn Đồng, Trường Sa, Hoàng Sa… nhộn nhịp tưng bừng quá nữa đêm.
Dòng tiền đang đổ về đâu?
Du lịch được đánh giá là ngành sẽ hồi phục nhanh nhất sau đại dịch
Khác với suy nghĩ của mọi người về bất động sản sẽ vỡ trận ngay từ lúc giãn cách xã hội, đến nay chưa thấy sự suy giảm. Vừa hết cách ly, các dự án bắt đầu khởi động lại, Chủ đầu tư tăng tốc tuyển nhân viên sale.
Nổi bật trong thị trường bất động sản chính là những dự án 5 sao, có vị trí đắc địa và nằm tại những địa phương nổi tiếng về du lịch. Nhiều sàn giao dịch bất động sản đang tung chiêu thu hút nhân tài dể bán các dự án nghỉ dưỡng. Sau mùa dịch, bất động sản du lịch chính là điểm đến thu hút mạnh mẽ nhất của mọi người. Ai mà không muốn đi du lịch sau thời gian cách ly tại nhà? Việt Nam đã an toàn, chính là lúc nên đi du lịch trong nước.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhấn mạnh rằng đối với khách nội địa, ngành du lịch cần tạo các sản phẩm tour du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày để giảm di chuyển. Đặc biệt không nên tổ chức chương trình du lịch liên tỉnh, xuyên Việt mà tập trung vào một địa phương.