Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ngành than vừa là 'nạn nhân', vừa là 'thủ phạm'

Ngành than vừa là 'nạn nhân', vừa là 'thủ phạm'

Tại buổi toạ đàm vừa tổ chức tại Hà Nội về “Quản lý khai thác than và rủi ro môi trường nhìn từ sự cố tại vùng mỏ Quảng Ninh”, TS Đào Trọng Hưng (Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam) cho rằng, trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, ngành than vừa là “nạn nhân” nhưng cũng vừa là “thủ phạm”.


Ngành than xưa nay thu nhiều lợi nhuận từ việc khai thác, tuy nhiên vấn đề môi trường thì còn nhiều tồn tại. “Mặc dù ngành than có quy hoạch vùng khai thác nhưng không có quy hoạch bãi thải. Có những bãi thải cao tới 300m, xe ô tô dưới chân nhìn chỉ bé như bao diêm.

Bãi thải cao ngất như một ngọn núi không che chắn, gặp trận mưa lớn như vừa qua sụt lún là bình thường. Đáng lo ngại nhất là những chất độc hại ở bãi thải sẽ ngấm xuống làm ô nhiễm môi trường đất và nước xung quanh và đổ ra vịnh Hạ Long”, ông Hưng nói.


Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, đợt mưa và ngập lụt kéo dài đỉnh điểm từ ngày 26-29.7 đã làm 17 người thiệt mạng, 32 người bị thương; 104 ngôi nhà bị đổ; 9.046 nhà bị ngập, phải sơ tán...

Ngành than bị trôi sạt 300.000m3 đất đá, ngập 3 trạm xử lý nước, trôi hàng vạn tấn than. Ước tính thiệt hại khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó ngành than thiệt hại 1.200 tỷ đồng.

“Theo tôi, thống kê thiệt hại của UBND tỉnh Quảng Ninh mới chỉ kê khai thiệt hại về người, về của cải, còn tác động môi trường chưa thể định lượng được” - TS Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi  khí hậu, nêu ý kiến.



Từ những thiệt hại tại vùng than Quảng Ninh, ý kiến nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần nhìn nhận lại khâu quy hoạch, hiện địa phương có quy hoạch địa phương, ngành than có quy hoạch riêng của ngành.

Các quy hoạch này chồng chéo nhau gây xung đột giữa ngành than và địa phương, từ đó dẫn tới việc cghia sẻ lợi ích phục hồi môi trường giữa tỉnh và ngành than còn đang vướng mắc.

Nguồn: Dân Việt

Nguồn:

Tin mới