Trong cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 40 năm với Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã cho xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng tập trung lớn nhất thế giới. Quy mô của ngành công nghiệp này được đánh giá là không thể sụp sổ bất chấp sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991. Chính mô hình sản xuất tập trung của Liên Xô đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng Nga - người kế thừa phần lớn di sản - vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Công nghiệp quốc phòng Nga có thể trụ vững qua giai đoạn khó khăn đầu những năm 1990 phần lớn đều nhờ vào các thành tựu có từ thời Liên Xô. (Ảnh: TASS)
Việc công nghiệp quốc phòng Nga kế thừa các thành tựu từ Liên Xô là một lợi thế nhưng nếu tiếp tục phát triển theo thiết kế cũ sẽ khiến Nga khó có thể tiến xa hơn trong việc phát triển những thế hệ vũ khí mới. Ở thời điểm hiện tại vũ khí Nga không có nhiều khác biệt so với vũ khí của phương Tây về tính năng nhưng trong tương lai mọi thứ sẽ khác.
Kể từ sau năm 2010, số chương trình vũ khí mới của Nga có thể đi đến nghiệm thu và đưa vào trang bị chỉ đếm trên đầu ngón tay, phần lớn vũ khí mới không được đưa vào trang bị số lượng lớn. Quân đội Nga hiện nay vẫn đang vận hành các hệ thống vũ khí đã qua nâng cấp có từ thời Liên Xô. Chưa nói đến các vũ khí tiên tiến, các hệ thống thông thường như xe tăng T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh Kurganets, Boomerang hay tiêm kích tàng hình Su-57 vẫn chưa được biên chế đầy đủ.
Các khách hàng của Moskva tỏ ra dè dặt khi được mời chào các hệ thống vũ khí mới, họ đặt ra câu hỏi: “Tại sao mua các khí tài mà bản thân quân đội Nga còn không sử dụng?”.
Các hệ thống vũ khí do Liên Xô phát triển vẫn phát huy hiệu quả trong môi trường chiến tranh hiện đại sau khi được nâng cấp, giá thành của chúng cũng thấp hơn so với hệ thống vũ khí mới. Một điểm quan trọng khác là phần lớn các đối tác tìm đến vũ khí Nga vì chúng hiệu quả và đáng tin cậy.
Tất cả điều trên sẽ tạo ra rào cản ngăn công nghiệp quốc phòng Nga tạo các sản phẩm mới và cả sự tăng trưởng trên thị trường vũ khí thế giới trong tương lai.
Với một nền công nghiệp quốc phòng tập trung như ở Nga khả năng Moska "hụt hơi" trong cuộc đối đầu với phương Tây khó có thể xảy ra. (Ảnh: TASS)
Trước nguy cơ xung đột hạt nhân luôn hiện hữu, ngay trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô được giao nhiệm vụ sản xuất vũ khí cho một đội quân hàng triệu người. Và chỉ có hai quốc gia trên thế giới trong giai đoạn này là Liên Xô và Mỹ mới có khả năng tự sản xuất mọi loại vũ khí từ lưỡi lê cho đến tên lửa đạn đạo. Kết quả là thị trường vũ khí thế giới cũng phân thành hai phân khúc khách hàng:
Một là, nhóm khách hàng đến từ các quốc gia đồng minh của Mỹ ở châu Mỹ La-tinh, Tây Âu, Trung Đông, Nam Phi, Nhật Bản và Australia... Một số nước có thể tự sản xuất một số loại vũ khí còn phần lớn đều phải mua từ Mỹ mọi thứ.
Hai là, nhóm khác hàng đến từ các nước có mối quan hệ tốt với Liên Xô, gồm Nam Á và Đông Nam Á, Châu Phi, Đông Âu và Cuba... Khác với Mỹ, lợi nhuận bán vũ khí của Liên Xô trong giai đoạn này không cao, phần lớn số vũ khí được xuất khẩu đều là hàng viện trợ hoặc thanh toán một phần.
Doanh thu từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga phụ thuộc phần lớn vào các hợp đồng xuất khẩu. Cuộc xung đột ở Ukraine, có thể sẽ đưa các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga lên một tầm cao mới, khi nhu cầu thị trường nội địa tăng mạnh, kèm theo đó là xuất khẩu.
Hầu hết các khách hàng muốn mua vũ khí Nga hiện tại đều đang hoặc đã từng vận hành các hệ thống khí tài do Liên Xô sản xuất trước đây, ngoài việc đảm bảo sự tương thích giữa các hệ thống mới và cũ, vũ khí do Nga chế tạo cũng có những ưu điểm riêng về độ tin cậy, hiệu quả và dễ sử dụng.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần yêu cầu ngành công nghiệp quốc nước này đa dạng hóa sản xuất, phát triển thêm các sản phẩm lượng dụng. Hướng đi này giúp các tổng công ty lớn như Almaz-Antey, KamAZ và UAZ có thêm nguồn vốn để hiện đại hóa dây chuyền sản xuất của họ.
Sự thay đổi này một mặt giúp công nghiệp quốc phòng Nga nâng cấp dây chuyền sản xuất, từ đó cho ra các sản phẩm mới, thứ hai là từng bước thay thế dần các dòng sản phẩm cũ có từ thời Liên Xô không còn phù hợp.
Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng về phía đông của NATO đang khiến xuất khẩu vũ khí Nga mất đi nhiều khách hàng lớn ở Đông Âu, các quốc gia này hiện loại biên gần như toàn bộ vũ khí Liên Xô hoặc do Nga chế tạo và chuyển sang sử dụng vũ khí Mỹ. Những biến động chính trị trên thế giới thời gian qua càng khiến thị phần vũ khí Nga bị thu hẹp không chỉ ở châu Âu mà trên toàn cầu.
Trong tương lai, tình hình xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ càng xấu hơn trước các lệnh cấm vận của phương Tây. Mỹ và các đồng minh đang cố gắng “bóp chết” ngành công nghiệp quốc phòng của Nga thông qua các lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao như chip, chất bán dẫn.
Với một nền công nghiệp quốc phòng tập trung như ở Nga (hầu hết các tập đoàn quốc phòng đều thuộc sở hữu của nhà nước) thì khả năng Moska "hụt hơi" trong cuộc đối đầu với phương Tây khó có thể xảy ra. Điều này có thể thấy rõ qua việc quân đội Nga đang vận hành tốt hầu hết các loại vũ khí họ được trang bị, trong khi đó kho vũ khí của quân đội Ukraine gần như trống rỗng và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vũ khí viện trợ từ Mỹ và châu Âu từng ngày.
Những kho vũ khí ngày một cạn kiệt trong quân đội nhiều nước châu Âu là một ví dụ rõ nhất, họ đã viện trợ cho Ukraine mọi thứ có sẵn nhưng lại không thể chủ động sản xuất thêm để bù đắp số khí tài đã mất. Các nước phương Tây đang phụ thuộc vào vài nguồn cung cấp vũ khí và họ không có nhiều sự lựa chọn. Tới một lúc nào đó Mỹ, Anh, Pháp và Đức sẽ không có đủ vũ khí cho tất cả đồng minh.
Mô hình xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Nga giúp nước này có thể đáp ứng nhu cầu cho chiến tranh trong một thời gian dài, và vũ khí Nga vẫn sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Công nghiệp quốc phòng Nga cần những sản phẩm mới và đáng tin cậy để tăng giá trị trên thị trường thay vì tập trung sản xuất các sản phẩm có từ thời Liên Xô.
Theo Topwar, vũ khí Nga chiếm khoảng 20% thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới. Các mặt hàng của Nga được nhiều đối tác tìm mua gồm, xe tăng, xe bọc thép, máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang và các hệ thống phòng không.
Hiện tại, Ấn Độ chiếm khoảng 25% các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Nga, Trung Quốc xếp thứ 2 với 18% và Algeria với 15%.
Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec Sergei Chemezov cho biết, tính đến tháng 8/2022, công nghiệp quốc phòng Nga đã ký các hợp đồng vũ khí trị giá khoảng 1.000 tỷ rúp (khoảng 16 tỷ USD). Tuy nhiên đại diện Rostec từ chối tiết lộ chi tiết hợp đồng và tên người mua. Việc Moskva hạn chế công bố các hợp đồng xuất khẩu vũ khí thời gian gần đây có thể nhằm hạn chế tác động từ các lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu lên đối tác của nước này.
Doanh thu hàng năm từ xuất khẩu vũ khí của Nga vào khoảng 14 – 15 tỷ USD. Tính đến tháng 8/2022, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga đã thực hiện chuyển giao các hợp đồng vũ khí trị giá 5,4 tỷ USD cho các đối tác.
Theo ông Dmitry Shugaev, người đứng đầu Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga cho biết, danh mục các đơn đặt hàng trong năm 2022 đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga là 57 tỷ USD.
Hơn một nửa số vũ khí xuất khẩu của Nga là máy bay chiến đấu, chủ yếu thuộc dòng Sukhoi. Một số quốc gia cũng mua các máy bay chiến đấu MiG như Ấn Độ, một số khác lại mua Yak-130 – dòng máy bay huấn luyện phản lực bán chạy nhất của Nga hiện tại. Ngoài chiến đấu cơ, Moskva cũng thu về không ít doanh thu từ việc bán động cơ phản lực cho các đối tác lâu năm, điển hình như Trung Quốc.
Ấn Độ sẵn sàng sử dụng MiG-29K và KUB cho tàu sân bay. Cũng có những người mua Yak-130 để huấn luyện chiến đấu, ví dụ, loại xe này phổ biến ở Bangladesh, Algeria và Myanmar. Các nhà chế tạo động cơ cung cấp nhiều loại máy bay động cơ cho người Trung Quốc, những người vẫn chưa thể thành thạo việc sản xuất chính thức công nghệ quan trọng này.
Vũ khí Nga vẫn là lựa chọn tốt đối với nhiều đối tác, các lệnh cấm vận phương Tây chỉ có thể làm Moskva khó khăn trong thời gian ngắn. (Ảnh: TASS)
Vũ khí bán chạy đứng thứ 2 của Nga sau chiến đấu cơ chính là các hệ thống tên lửa phòng không. Danh mục xuất khẩu loại vũ khí này của Moskva đa dạng với nhiều phân khúc khác nhau, từ tầm xa như S-300, S-400, tầm trung Buk-M2 cho đến tầm gần Pantsir-S1. Nga thậm chí còn bán cả công nghệ lõi một số hệ thống phòng không cho các đối tác thân thiện.
Về các phương tiện chiến đấu mặt đất, xe tăng, xe bọc thép Nga cũng chứng minh hiệu quả của chúng trong môi trường chiến tranh hiện đại như ở Syria và Ukraine. Trong cuộc xung đột ở Ukraine, xe tăng cho thấy chúng vẫn là “vua chiến trường” với nhiều vai trò khác nhau và Nga đang không ngừng phát triển công nghệ chế tạo loại vũ khí này.
Không phải ngẫu nhiên mà Nga là quốc gia đứng đầu trong thị trường xuất khẩu xe tăng của thế giới với các hợp đồng mới qua từng năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngoài T-72, mẫu xe tăng mà Nga bán chạy nhất hiện nay là T-90, đang được quân đội nhiều nước sử dụng.