Ngân hàng điện tử là gì?
Ngân hàng điện tử (e-Banking) được xem là bước đột phá của ngành ngân hàng trong thời dại kỹ thuật số hiện nay. Ngân hàng điện tử cho phép khách hàng tiếp cận và quản lý tài khoản ngân hàng thông qua kết nối inernet.
Các hoạt động giao dịch ngân hàng điện tử được thực hiện thông qua nhiều thiết bị thông minh có kết nối mạng Internet như Laptop, điện thoại, máy tính bảng, máy tính bàn...Người dùng không cần đến trực tiếp cây ATM, phòng giao dịch ngân hàng để thực hiện.
Ngân hàng điện tử có an toàn không?
Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi sử dụng dịch vụ này. Trước sự lo lắng của người dùng, các ngân hàng không ngừng nỗ lực cải thiện mức độ an toàn của ngân hàng điện tử. Khi sử dụng ngân hàng điện tử, khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn thông qua:
- Mật khẩu: Đây là phương thức bảo mật đầu tiên của mọi ngân hàng điện tử. Các ngân hàng hiện nay đều có quy định cụ thể nhằm đảm bảo an toàn với mật khẩu.
- Cách đặt mật khẩu: Mật khẩu phải có sự kết hợp cửa số, chữ cái (in thường, in hoa), ký tự đặc biệt và có số lượng ký tự tối thiểu. Điều này giúp mật khẩu tài khoản ngân hàng khó đoán hơn, ít cơ hội bị đánh cắp.
- Khi nhập sai mật khẩu quá 5 lần, hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản do nghi ngờ kẻ gian đang cố đăng nhập tài khoản trái phép. Trường hợp này, khách hàng buộc phải ra chi nhánh ngân hàng để nhân viên cấp lại.
Ngân hàng điện tử được coi là an toàn nếu khách tuân thủ các biện pháp bảo mật cơ bản. (Ảnh minh họa)
- Mã OTP: Mã OTP được tự động sinh ra và gửi đến khách hàng qua tin nhắn điện thoại (SMS OTP) hoặc ngay trên ứng dụng (Smart OTP) mỗi khi tài khoản ngân hàng điện tử phát sinh giao dịch. Mã OTP giúp hạn chế tài khoản bị tấn công từ xa. Dù đánh cắp được thông tin tài khoản, kẻ xấu không có thiết bị chứa mã OTP để thực hiện giao dịch trái phép.
- Đăng nhập bằng sinh trắc học (dấu vân tay, Face ID): Tính năng này được áp dụng cho các ứng dụng di động của ngân hàng và chỉ hoạt động trên các thiết bị di động có trang bị cảm biến vân tay. Đây là một trong những cách thức bảo mật có độ an toàn cao nhất hiện nay đối với ngân hàng điện tử.
Như vậy, việc sử dụng ngân hàng điện tử có thể được coi là an toàn nếu khách hàng tuân thủ các biện pháp bảo mật cơ bản.
Những rủi ro có thể gặp
Dù được đảm bảo an toàn bằng nhiều biện pháp song người dùng ngân hàng điện tử vẫn cần phải đề phòng một số rủi ro khi sử dụng:
- Bị đánh cắp thông tin: Kẻ xấu có thể mạo danh người quen và thông báo chuyển tiền qua ngân hàng điện tử hoặc ngân hàng số. Để thủ đoạn trót lọt, đối tượng sẽ gửi đường link giả mạo là website ngân hàng và yêu cầu xác nhận thông tin. Khi truy cập vào đường link giả mạo, khách hàng có nguy cơ bị đánh cắp các thông tin như số thẻ, ngày hiệu lực hay các thông tin liên quan...
- Bị lừa chuyển tiền: Khách hàng có thể gặp phải rủi ro bị lừa chuyển tiền với những thủ đoạn như giả danh người thân, bạn bè chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng điện tử; mạo danh nhân viên bưu điện thông báo nợ cước viễn thông và đề nghị chuyển tiền thanh toán dịch vụ; mạo danh cơ quan công an, tòa án và yêu cầu chuyển tiền dể tạm giữ, điều tra vì liên quan đến một vụ án; mạo danh nhân viên ngân hàng thông báo trúng thưởng kèm yêu cầu chuyển khoán phí nhận thưởng.
- Bị cài đặt phần mềm gián điệp: Kẻ xấu có thể lợi dụng để cài đặt phần mềm, ứng dụng gián điệp nhằm đánh cắp thông tin về dịch vụ, mật khẩu OTP. Đáng nói, những vấn đề này nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng bởi tội phạm lừa đảo và thành phần trộm cắp luôn có những thủ đoạn tinh vi để qua mặt hệ thống bảo mật.