Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ngắm khay uống trà của đại thi hào Nguyễn Du

Chiếc khay gỗ đựng ấm, chén trà mà đại thi hào Nguyễn Du sử dụng vừa được tìm thấy tại một nhà dân ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Chiếc khay gỗ đựng ấm, chén trà mà đại thi hào Nguyễn Du sử dụng vừa được tìm thấy tại một nhà dân ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).



Sau thời gian sưu tầm, tìm kiếm, các cán bộ của Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh) đã phát hiện chiếc khay gỗ đựng ấm, chén trà mà đại thi hào Nguyễn Du sử dụng khi còn sống tại nhà riêng của ông Nguyễn Đức Minh ở thôn Hải Thủy, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân.

Chiếc khay uống trà bằng gỗ của đại thi hào Nguyễn Du có nhiều đường nét trạm khắc tinh xảo.

Ông Minh là hậu duệ 6 đời của Nguyễn Du.



Chiếc khay gỗ màu đen, hình elip, có kích thước 33x50 cm, dày 5 cm, nặng khoảng 2 kg. Trong lòng khay bên trái có chạm khắc một bó hoa sen nằm trên cây cỏ với đường nét tinh xảo, bên cạnh là hình ảnh con cua đồng đang bò.



Ông Minh cho biết, đây là chiếc khay gỗ trong bộ đồ uống trà gồm ấm, chén mà đại thi hào Nguyễn Du sử dụng khi còn sống. Vì nhiều lý do, bộ ấm và chén đã bị mất.



Nguyễn Du (1765-1820) sống vào cuối nhà Lê đầu nhà Nguyễn, là nhà thơ lớn của Việt Nam được người Việt kính trọng gọi là "Đại thi hào dân tộc". Bên cạnh 3 tập tác phẩm tiếng Hán là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục thì Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.



(Theo VnE)



Nguồn:

Tin mới