Gấu nước là tên gọi phổ biến của ngành động vật Tardigrada. Loài sinh vật này tưởng như "bất tử" khi có thể sống sót ở ngoài Trái đất và trong môi trường nhiễm phóng xạ. Chúng có thể tồn tại mà không cần nước tới 10 năm và sống trong nhiệt độ từ -272 độ C đến 150 độ C.
Gián nổi tiếng là sống dai bởi chúng có thể chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt và thậm chí có thể tồn tại tới 45 phút mà không có không khí. Ngoài ra, loài gián có thể ăn những thứ kỳ cục như bê tông.
Sứa bất tử là một loài sứa biển trong họ Oceaniidae phân bố ở vùng biển Địa Trung Hải. Chúng được gọi là sứa bất tử do có khả năng đảo ngược vòng đời của mình. Loài sứa này có thể quay ngược vòng đời từ khi trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và tiếp tục phát triển. Về cơ bản, khi chúng bị thương hoặc bị đói, những con sứa này có thể tự trở lại trạng thái trẻ hơn.
Lạc đà một bướu có thể đi tới 16 km mà không cần uống nước và có thể chịu được nhiệt độ lên tới 48 độ C.
Cá phổi Tây Phi có những chiếc phao bơi đặc biệt giống như phổi, cho phép chúng tồn tại ngay cả khi bị chôn vùi. Thêm vào đó, chúng có thể ở trạng thái không hoạt động trong khoảng 6 năm qua một quá trình gọi là "ngủ hè" (tương tự như ngủ đông).
Các quần thể voi sống ở Namibia và Mali phải thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt. Chúng có thể di chuyển khoảng hơn 54km dưới nhiệt độ 50 độ C để tìm nước và thường không uống trong khoảng 3 ngày.
Chim cánh cụt hoàng đế. Loài vật này có thể lặn sâu hơn bất kỳ loài chim nào trên thế giới. Chúng có thể đi bộ từ 48-144 km đến những nơi xa xôi và cực kỳ lạnh giá. Chim cánh cụt hoàng đế có thể chịu được thời tiết lạnh -24 độ C.
Không giống như các loài gấu khác, gấu trắng Bắc Cực không ngủ đông vào mùa đông. Gấu trắng Bắc Cực thích nghi rất tốt với thời tiết lạnh và có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt nhờ bộ lông hai lớp và những đặc điểm tuyệt vời khác của cơ thể.
Cá răng nanh. Sinh vật này có hàm răng lớn hơn bất kỳ loài cá khác nào dưới đại dương, so với kích thước của nó. Chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu 4876m, nơi có áp suất cao hơn khoảng 500 lần so với mực nước biển.
Dù kích thước cơ thể nhỏ song mực ma cà rồng có mắt rất lớn. Mắt chúng có đường kính trung bình 2,5 cm, tương đương với mắt của một con chó cỡ to. Chúng có thể sống và phát triển trong môi trường thiếu ánh sáng. Mực ma cà rồng không cần nhiều dưỡng khí nên chúng có thể sống trong những vùng nước có nồng độ oxy thấp.
Cua nhện khổng lồ có sải chân dài gần 3,9m, khiến chúng trở thành loài động vật chân đốt lớn nhất sống sâu tới 396m ở Thái Bình Dương. Bộ xương ngoài của chúng đủ cứng để đối phó với những thay đổi về áp suất và giúp chúng săn mồi dưới đáy biển.