Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga 'đau đớn' tự tay bắn hạ UAV tàng hình S-70, không để bí mật rơi vào tay NATO

(VTC News) -

Theo War Zone, UAV tàng hình S-70 bị một tiêm kích tàng hình Su-57 bắn hạ bằng tên lửa, cả máy bay này đều thuộc biên chế không quân Nga.

Tiêm kích tàng hình Su-57 bắn hạ "đồng đội" S-70 trên bầu trời Ukraine.

War Zone cho biết, một sự cố hy hữu đã xảy ra khi bộ đội tiêm kích tàng hình Su-57 và máy bay tàng hình không người lái (UAV) S-70 Okhotnik thuộc không quân Nga hoạt động trên không phận Ukraine vào cuối tuần vừa qua. Vụ việc này nghiêm trọng đến mức Su-57 phải sử dụng tên lửa không đối không bắn hạ "đồng đội" của mình.

Truyền thông Nga và Ukraine sau đó đều đăng tải đoạn video S-70 bị bắn rơi trên bầu trời thành phố Konstantinovka do Kiev kiểm soát ở vùng Donetsk hôm 5/10.

Trong video quay từ mặt đất, hai máy bay chiến đấu Nga bay khá gần nhau ở độ cao lớn, tạo ra các vệt ngưng tụ hơi nước trên bầu trời. Máy bay Su-57 bay phía sau phóng tên vào S-70 sau đó chuyển hướng. Quả tên lửa lao vào UAV bay trước và phát nổ, khiến nó mất lái rồi lao nhanh xuống đất.

S -70 là máy bay không người lái chiến thuật tấn công và trinh sát hạng nặng có khả năng tàng hình đang được Nga phát triển. Ngoài trinh sát, S-70 có thể tham gia vào chiến đấu trên không. Hiện tại không quân Nga mới chỉ đưa vào biên chế 4 chiếc S-70

Tiêm kích tàng hình Su-57 và UAV S-70 trong một thử nghiệm trên không vào năm 2019. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Đây là lần đầu xuất hiện bằng chứng cho thấy UAV tàng hình Nga đang được triển khai ở Ukraine, thậm chí có nhiều thông tin cho thấy UAV này khi gặp sự cố có mang theo vũ khí.

Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine chưa bình luận về thông tin.

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân khiến Nga quyết định bắn hạ S-70 ngay trên vùng trời Ukraine kiểm soát nhưng nhiều khả năng UAV này gặp sự cố trong quá trình làm nhiệm vụ. Đây không phải là lần đầu tiên Nga thử nghiệm các mẫu vũ khí ở chiến trường Ukraine.

Theo kênh Telegram ủng hộ quân đội Nga, hai máy bay tàng hình của Moskva giữ đường bay ổn định ở độ cao hàng nghìn mét trên không phận đối phương, cho thấy kíp lái không lo ngại phòng không Ukraine.

Tài khoản Telegram Rybar với hơn một triệu người theo dõi nói rằng chiếc Okhotnik trước đó gặp trục trặc với hệ thống điều khiển và ngày càng bay sâu vào lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.

"Nguồn tin quân sự cho biết phi công Su-57 chủ động bắn hạ S-70. Tình hình sẽ tệ hơn nhiều nếu nó tiếp tục hành trình và hạ cánh từ từ sau khi cạn nhiên liệu", Rybar cho hay.

Còn theo các chuyên gia của War Zone phân tích, việc S-70 xảy ra sự cố trong quá trình hoạt động ở Ukraine là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi hai bên tham chiến sử dụng không hạn chế các biện pháp áp chế điện tử. Trường hợp của S-70 không phải là cá biệt và việc quân đội Nga quyết định bắn hạ UAV tàng hình này là hành động cần thiết.

Ngay cả như quân đội Mỹ cũng từng nhiều lần tự bắn hạ UAV của nước này trong một số trường hợp khi máy bay mất kiểm soát. Hay gần hơn là trường hợp Bayraktar TB2 của Ukraine gặp sự cố buộc phải bắn hạ vào tháng 5/2023.

Ở khía cạnh khác một UAV tàng hình sử dụng các công nghệ hàng không tiên tiến nhất của Nga nếu rơi vào tay Ukraine, sau đó là các phương Tây hậu quả sẽ không thể đong đếm được. Điều này có thể thấy rõ qua việc Iran sao chép thành công UAV tàng hình RQ-170 của Mỹ vào năm 2011.

Tuy nhiên, quân đội Ukraine vẫn thu giữ một phần xác của S-70 và các bộ phận này rất có thể được chuyển giao cho Mỹ để nghiên cứu. Trong khi phần lớn các thiết bị điện tử và động cơ đều bị phá hủy thì phần vỏ vật liệu tàng hình của S-70 vẫn còn những chi tiết nguyên vẹn.

Hình ảnh một chiếc S-70 nguyên vẹn với kích thước lớn gần gấp đôi máy bay MiG-29 hoặc F-16.

Đề án phát triển UAV trợ S-70 Okhotnik được tập đoàn Sukhoi được cho là bắt đầu từ năm 2011, nguyên mẫu máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 3/8/2019.

S-70 được chế tạo bằng vật liệu composite chuyên dụng, có thể giống với loại dùng để chế tạo Su-57. Mỗi chiếc có chiều dài 14m và sải cánh 20m, khối lượng gần 20 tấn, gần gấp đôi tiêm kích MiG-29 hoặc F-16, cũng như gấp 4 lần các loại UAV tương tự như X-47B Mỹ.

Nga từng cho Okhotnik thử nghiệm bắn đạn thật, gồm thả bom thông thường vào tháng 1/2021 và phóng tên lửa dẫn đường tầm xa vào tháng 5/2022.

Okhotnik được thiết kế để hoạt động cùng tiêm kích tàng hình Su-57, thay thế máy bay có người lái trong những nhiệm vụ nguy hiểm. Okhotnik lần đầu bay cùng Su-57 trong thử nghiệm kéo dài 30 phút hồi tháng 9/2019, trong đó hai phi cơ bay theo biên đội với giãn cách vài mét.

Căn cứ chính của S-70 được đặt tại Akhtubinsk. Đây là cơ sở thử nghiệm máy bay phản lực chiến thuật quan trọng của Nga và từng hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine. Các bức ảnh vệ tinh vào cuối 9 vẫn cho thấy S-70 hoạt động tại Akhtubinsk.

Trà Khánh (Nguồn: War Zone)

Tin mới