Giá trị dinh dưỡng của cà phê
Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng hạt cà phê chứa các chất dinh dưỡng như protein, kali, chất xơ thô, caffeine, tannin, alkaloid, magie và các thành phần khác có lợi cho sức khỏe con người.
Khi thêm sữa hoặc hương liệu vào tách cà phê sẽ tạo nên một thức uống thơm ngon, khiến mọi người khó lòng cưỡng lại được.
Cà phê giúp tinh thần bạn sảng khoái. (Nguồn: Sohu)
Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe
- Giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng
Khi bạn uống cà phê, chất caffein trong thức uống này sẽ hấp thụ vào máu, di chuyển tới não, kích thích hệ thần kinh trung ương của não, kéo dài thời gian não tỉnh táo, giúp suy nghĩ rõ ràng, sắc bén và tập trung, có thể nâng cao hiệu quả công việc và học tập. Ngoài ra, cà phê còn góp phần hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.
- Tăng tốc độ cơ thể tiêu thụ calo
Nghiên cứu cho thấy caffein có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy chất béo và tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Uống có thể đạt được hiệu quả giảm cân.
Caffeine cũng có thể kích thích dây thần kinh giao cảm và tăng tiết dịch dạ dày. Nếu tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải sau bữa ăn, nó có thể giúp tiêu hóa nhanh hơn.
- Ngăn ngừa sỏi mật
Một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard chỉ ra rằng, những người uống cà phê lượng vừa phải mỗi ngày có nguy cơ phát triển sỏi mật thấp hơn trung bình khoảng 40% so với những người không bao giờ uống cà phê. Tuy nhiên, nếu đã mắc sỏi mật thì việc sử dụng cà phê sẽ không có có tác dụng gì trong quá trình hỗ trỡ điều trị bệnh.
Uống cà phê bao nhiêu là đủ?
Cà phê chứa caffeine, mỗi người đều có độ nhạy cảm khác nhau với caffeine. Vì vậy, bạn nên kiểm soát lượng tiêu thụ trong khoảng 1-2 cốc mỗi ngày là tương đối tốt cho sức khỏe. Bạn nên uống cà phê với thời gian giãn cách, mỗi lần uống nên cách nhau từ 3-4 giờ.
Đối với những người cao tuổi, ảnh hưởng của caffein với cơ thể sẽ càng tăng, vì vậy bạn cũng nên tùy theo thể trạng của cơ thể để quyết định lượng uống sao cho phù hợp. Uống quá nhiều sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, đẩy nhanh nhịp tim và dẫn đến rối loạn nhịp tim.