Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nên tiêm kết hợp hai loại vaccine COVID-19?

(VTC News) -

Một số nước bắt đầu tiêm trộn hai loại vaccine của các hãng khác nhau để tăng hiệu quả, tuy nhiên đây có phải là cách làm đúng đắn?

Đức bắt đầu kết hợp tiêm vaccine của các hãng khác nhau sau khi dữ liệu sơ bộ cho thấy chiến lược này an toàn và nâng cao hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19.

Hồi tháng 6, Thủ tướng Đức Angela Merkel tiêm mũi thứ hai là vaccine Moderna hơn 2 tháng sau khi chích ngừa mũi đầu tiên là vaccine AstraZeneca. 

Trong thông báo đưa ra hôm 12/7, Ủy ban thường trực về tiêm chủng (STIKO) của Đức cho biết các kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy phản ứng miễn dịch được tạo ra sau khi tiêm kết hợp vaccine AstraZeneca với vaccine sử dụng công nghệ mRNA "vượt trội rõ rệt" so với việc tiêm hai liều AstraZeneca.

Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 6 cho thấy, việc phối hợp một liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca và một liều vaccine của các hãng khác tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh.

Kết quả sơ bộ của một nghiên cứu ở Đức cũng phát hiện việc tiêm liều 1 bằng vaccine AstraZeneca và liều 2 bằng vaccine Pfizer/BioNTech giúp tạo nhiều kháng nguyên và bảo vệ cơ thể tốt hơn trước các biến chủng so với người tiêm đủ 2 liều AstraZeneca.

Trước đó, Anh cũng khẳng định phối hợp hai loại vaccine là an toàn dù tác dụng phụ sau tiêm sẽ nhiều hơn các trường hợp tiêm cùng loại. 

Một số quốc gia khác cũng đang cân nhắc hoặc đã áp dụng chiến lược tiêm trộn này. 

Từ 17/6, Canada khuyến nghị các tỉnh bang nên tiêm liều thứ 2 bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna nếu mũi tiêm đầu là vaccine AstraZeneca. Trước đó 3 ngày, Cơ quan Quản lý dược phẩm Italia (AIFA) khuyến khích người dưới 60 tuổi tiêm mũi đầu AstraZeneca nên tiêm mũi 2 bằng vaccine khác. 

Giới chức Tây Ban Nha đưa ra khuyến nghị tương tự. 

Ở Hàn Quốc, nước này cho biết sẽ mũi thứ 2 bằng vaccine Pfizer cho khoảng 760.000 người đã tiêm mũi đầu là AstraZeneca.

Diệu Hoa

Tin mới