Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

NASA: 3 tiểu hành tinh 'khả năng gây nguy hiểm' đang hướng về Trái đất

Theo NASA, bộ ba tiểu hành tinh khổng lồ, gồm hai tiểu hành tinh 'có khả năng gây nguy hiểm' sẽ đi qua quỹ đạo của Trái đất quanh mặt trời trong tuần này.

Hệ mặt trời của chúng ta là ngôi nhà của hàng triệu thiên thạch nổi loạn và trong tuần này, ba thiên thạch đặc biệt lớn sẽ lao qua Trái đất. Nhưng rất may, chúng vẫn cách Trái đất khoảng 3,5 triệu km, tương đương 10 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng, nên không gây nguy hiểm cho chúng ta.

Ngay từ đầu tuần, ngày 27/2, một tiểu hành tinh tên 2012 DK31 đã bay ngang qua Trái đất ở khoảng cách khoảng 4,8 triệu km. Tiểu hành tinh này có chiều ngang ước tính 137 m, bằng chiều cao của một tòa nhà chọc trời 40 tầng và quỹ đạo của nó quanh Mặt trời đi qua quỹ đạo của Trái đất vài năm một lần.

3 tiểu hành tinh đang hướng về Trái đất. (Ảnh minh họa)

Mặc dù thiên thạch này không gây ra mối đe dọa đối với Trái đất, nhưng NASA phân loại nó là một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) - nghĩa là thiên thạch đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.

Nói chung, bất kỳ tiểu hành tinh nào rộng hơn 150m và quay quanh Trái đất trong vòng 7,5 triệu km đều được coi là PHA. NASA đã lập bản đồ quỹ đạo của tiểu hành tinh này trong 200 năm tới và dự đoán sẽ không có vụ va chạm nào xảy ra.

Ngày 28/2, một PHA thứ hai có kích thước bằng tòa nhà chọc trời, cũng có chiều rộng khoảng 150m, sẽ đi qua quỹ đạo của Trái đất ở khoảng cách khoảng 3,5 triệu km. Tiểu hành tinh này được gọi là 2006 BE55 và đi qua quỹ đạo Trái đất cứ sau bốn hoặc năm năm.

Cuối cùng, ngày 3/3, một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 76 m sẽ bay ngang qua Trái đất ở khoảng cách 5,3 triệu km. Tiểu hành tinh này có tên 2021 QW, không đủ rộng để đủ tiêu chuẩn là PHA, nhưng vẫn tiếp cận tương đối gần Trái đất vài năm một lần.

Có thể chuyển hướng tiểu hành tinh

Thời gian gần đây, các nhà khoa học chú ý đến những thiên thạch cách xa Trái đất hàng triệu km vì ngay cả những thay đổi nhỏ đối với quỹ đạo của một tiểu hành tinh - chẳng hạn như do bị một tiểu hành tinh khác di chuyển hoặc bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của một hành tinh - có thể khiến các vật thể gần đó va chạm trực tiếp với Trái đất.

Rất may, các tính toán của NASA cho thấy rằng, không có tiểu hành tinh nào đã biết hiện đang trên đường đâm vào Trái đất bất cứ lúc nào trong ít nhất 100 năm tới. Nếu một tiểu hành tinh lớn một ngày nào đó gây ra mối đe dọa trực tiếp đến Trái đất, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu các phương pháp để ngăn chặn nó.

Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA , nhiệm vụ này đã cố ý va một tên lửa vào một tiểu hành tinh để thay đổi tốc độ quỹ đạo của nó. Nhiệm vụ không tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu của nó, nhưng đã chứng minh rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa trực diện có khả năng thay đổi các thông số quỹ đạo của thiên thạch một cách đáng kể.

Nguồn:

Tin mới