Nói dối chính mình
Bạn có thể tự lừa mình tin vào điều gì đó, nhưng rồi sẽ đến một ngày, bạn cũng sẽ phải đối diện với sự thật dù muốn hay không.
Bạn có từng nói với bản thân rằng bạn không thực sự quan tâm đến một mối quan hệ hay một công việc mơ ước trong khi sự thật là bạn thực sự quan tâm không? Hoặc khi bạn nói với bản thân rằng bạn có thể từ bỏ một điều gì đó khó khăn ngay cả khi bạn biết rằng bạn có thể sẽ hối hận về điều đó nhiều năm sau?
Có lẽ đã đến lúc bạn phải nghiêm túc hơn và thành thật với chính mình. Một lời nói dối với bản thân có thể khiến bạn đưa ra những quyết định phải hối tiếc sau này.
Nói “tôi không thể” với mọi trở ngại
Đừng bao giờ có thái độ bỏ cuộc khi chưa bắt đầu. (Ảnh: Pinterest)
Đừng để nỗi sợ dẫn dắt bạn trong suốt cuộc đời. Lần tới khi bạn cảm thấy muốn nói “Tôi không thể”, hãy thay thế bằng “Tại sao không?”. Sẽ có hy vọng khi chúng ta để ngỏ một chút không gian cho các khả năng, thay vì đóng sầm cửa lại mọi thứ trước mặt mình.
Tốt hơn là nên tự hỏi mình có thể làm gì để đối phó, thay vì nhượng bộ ngay lập tức. Đó là một sự thay đổi tinh tế trong thái độ đối với bản thân và có thể có tác động to lớn đến cuộc sống của chúng ta.
Sống trong lỗi lầm
Có một sự khác biệt lớn giữa việc học hỏi từ lỗi lầm và đắm chìm trong lỗi lầm. Phạm sai lầm là một phần bình thường của cuộc sống. Cách bạn đối diện với sai lầm mới là điều quan trọng.
Hãy nhìn về quá khứ bằng cách tha thứ cho những sai lầm mà bạn đã mắc phải. Hãy suy ngẫm về chúng, học hỏi để tốt hơn, nhưng đừng bám víu và dằn vặt vì những điều xưa cũ mà chính bạn cũng không thể thay đổi.
Nhìn lại lỗi lầm trong quá khứ để học tập và sửa chữa, không phải để dằn vặt và chìm đắm trong sai lầm. (Ảnh: Pinterest)
Điều này áp dụng cho các mối quan hệ, sự nghiệp, học tập và các lĩnh vực khác trong cuộc sống mà bạn cảm thấy mình không đạt được những gì mình muốn, hoặc hoạt động kém hiệu quả theo một cách nào đó.
Bằng việc thay đổi cách nhìn với sai lầm trong quá khứ, bạn sẽ cho mình nhiều tự do hơn để quản lý tương lai của mình thành công hơn.
Phụ thuộc vào người khác để có được niềm vui
Đừng sử dụng người khác để “sửa chữa” cảm xúc nhất thời của bạn. Vì bạn sẽ trở nên bất lực khi họ không còn thời gian dành cho bạn hoặc không còn ở bên mình. Thay vào đó, hãy để cảm xúc phát triển dựa trên chính bản thân mình để bạn có thể điều khiển nó mà không phải lệ thuộc vào ai.
Hạnh phúc phải do tự mình tạo ra, đừng tìm kiếm ở nơi khác. (Ảnh: Pinterest)
Đừng tìm niềm vui ở nơi khác. Hãy tìm những điều thú vị mà bạn có thể tự tạo ra. Và trên hết, hãy tin vào bản thân và tin rằng những đặc điểm và khả năng của bạn mang lại giá trị cho người khác. Đó là điều bắt buộc để duy trì hạnh phúc.
Tiêu những gì bạn không có
Nếu bạn chưa kiếm được tiền, đừng tiêu tiền của mình bằng cách nhượng bộ những ham muốn nhất thời về những gì bạn nghĩ là mình cần. Rất có thể, thú vui nhất thời sẽ trôi qua nhưng hóa đơn của bạn vẫn còn đó.
Hãy chi tiêu có thông minh hàng tháng, ghi nhận lại và ước tính số tiền còn lại sau khi đã thanh toán hóa đơn, thực phẩm và các chi phí khác. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được thói quen chi tiêu của bản thân. Tiếp theo, dành một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tiền lương của bạn để tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Ngay cả khi đó là một số tiền nhỏ, nó sẽ tăng lên theo thời gian mà bạn không hề hay biết.