Ngoài ra, tình trạng ẩm ướt kéo dài còn tác động xấu đến các bộ phận khác như ghế xe, cụm lái, sàn xe, đặc biệt là động cơ và hệ thống điện. Bạn còn phải đối mặt với vấn đề vỏ xe, kính lái và gương xe thường xuyên bị mờ, làm giảm tầm nhìn.
Vì thế, cần lưu ý về cách chăm sóc và bảo quản ô tô để giúp chiếc xe vượt qua dễ dàng thời tiết nồm ẩm.
Trong thời tiết nồm ẩm, các loại côn trùng và chuột thường chọn khoang động cơ là nơi ấm áp, khô ráo để ẩn náu. Vì vậy, hãy tăng cường kiểm tra khoang động cơ thường xuyên để phát hiện dấu vết lạ hoặc hiện tượng đọng nước ở các điểm tiếp xúc với ắc quy, hệ thống điện.
Mùa nồm ẩm nên kiểm tra động cơ thường xuyên. (Ảnh minh hoạ: vietnamnet.vn).
Ngoài ra, độ ẩm cao cũng có thể làm cho hệ thống dây điện và các kết nối điện trên xe dễ bị oxy hóa hơn. Vì vậy, hãy chú ý đến việc đấu nối và bảo vệ bọc dây điện cũng như các kết nối thật cẩn thận.
Một trong những bộ phận chủ xe cần chú ý vào mùa lạnh ẩm ướt là hệ thống dây điện cũng như các mối nối điện do dễ bị oxy hóa. Do toàn bộ chiếc xe luôn được vây quanh bởi không khí đậm đặc hơi nước nên các vị trí dây điện hở rất dễ sinh hiện tượng oxy hóa, gây chập cháy.
Để phòng tránh, chủ xe nên bọc bảo vệ dây điện và các mối nối cẩn thận, không “độ” thêm đèn hay các thiết bị làm tăng công suất tiêu thụ điện, nếu “độ" cần làm ở cơ sở uy tín. Ngoài ra, chủ xe cũng nên làm sạch bộ lọc gió để việc lọc không khí, hút ẩm của điều hoà tốt hơn, qua đó giảm thiểu nguy cơ ẩm ướt trên xe.
Trong thời tiết nồm ẩm, tài xế nên hạn chế việc mở cửa khi di chuyển. Bởi khi mở cửa kính xe, hơi lạnh kèm theo độ ẩm có thể bay vào xe, gây nên nấm mốc.
Để đảm bảo an toàn trong mùa nồm ẩm, hãy luôn đóng kín cửa và bật điều hoà để mọi chức năng trên xe hoạt động tốt nhất. Nếu bạn lo ngại về mùi ẩm trên xe, có thể thêm các loại tinh dầu hoặc túi cà phê để làm cho không gian trở nên dễ chịu hơn.
Khi phát hiện khoang xe có mùi khó chịu và có hơi ẩm xâm nhập, chủ xe nên kiểm tra gioăng cửa cốp, cửa xe, cửa sổ, nếu thấy bộ phận này có độ vênh, rách, hư hỏng thì nên thay mới. Đặc biệt hạn chế hạ kính xe khi đang di chuyển dưới thời tiết có mưa phùn, càng khiến nội thất xe nhanh tăng độ ẩm.
Bên cạnh đó, chủ xe nên loại bỏ những đồ vật ẩm ướt bên trong (quần áo cũ, rác, đồ ăn...) để ngăn chặn tình trạng hơi ẩm có "chỗ trú" trong khoang xe. Xe để một thời gian lâu không sử dụng nên đưa đi vệ sinh dọn sạch nội thất, khử khuẩn.
Đậu xe nới có mái che là bảo quản xe mùa ẩm ướt. (Ảnh minh hoạ: Toyota).
Trong khi trời ẩm, việc để xe ở ngoài trời sẽ khiến bề mặt xe, kính và gương ô tô luôn bị phủ một lớp sương mờ. Điều này có thể làm tăng quá trình ô xy hóa kim loại trên xe.
Do đó, trong thời tiết ẩm ướt và mưa phùn, việc tìm nơi đậu xe khô ráo và có mái che là lựa chọn tốt nhất để tránh tác động của chất ăn mòn và oxy hóa từ không khí. Trong trường hợp không thể tránh khỏi việc đỗ xe ngoài trời, hãy chuẩn bị một tấm bạt để che phủ xe.
Độ ẩm trong không khí cao là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hơi nước bị ngưng tụ, đọng lại trên bề mặt mọi vật. Khi nhiệt độ xuống dưới 16 độ C kèm mưa phùn đặc trưng ở miền Bắc, thân xe, gương hay kính ô tô đều bị bao phủ rất nhanh một lớp sương mờ cả trong lẫn ngoài.
Gương và kính nhòe mờ do hơi nước ngưng tụ khiến người lái bị cản trở tầm nhìn, quan sát khó khăn và gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Khi xảy ra hiện tượng trên, người lái cần bật nút sấy kính (trước hoặc sau) và chỉ khoảng 5-10 phút sau là hiện tượng hơi nước bám mờ kính sẽ được giải quyết triệt để.
Lưu ý, khi bật chức năng sấy kính thì cần đóng kín các cửa xe và kéo tấm thảm che táp-lô (nếu có) tránh cửa gió để quá trình làm khô mặt kính nhanh hơn.
Bên cạnh đó, lái xe cũng có thể bật điều hoà lạnh để giảm độ ẩm trong xe, qua đó giúp hiện tượng mờ kính giảm dần cho đến khi hết hẳn.
Với thời tiết ẩm ướt kéo dài, nhiều người thường nghĩ rằng nên đợi cho xe khô ráo trước khi rửa - làm sạch xe. Tuy nhiên, điều này thực sự là sai lầm trong việc bảo quản xe.
Thực tế, bùn đất bám lâu ngày trên xe có nồng độ chất ăn mòn cao hơn trong nước mưa. Do đó, việc rửa xe sạch sẽ không chỉ loại bỏ bùn đất ở ngoại thất mà còn giúp giảm tối đa tác nhân gây oxy hóa và hư hại bề mặt sơn cũng như các chi tiết kim loại.
Trong khoang cabin, người dùng nên hút bụi, lau sạch bề mặt ghế bằng khăn mềm. Sau khi vệ sinh, có thể sấy kính và bật điều hòa để giúp làm khô toàn bộ không gian nội thất.
Nếu để xe một chỗ lâu ngày, khoảng 2-3 ngày, nên nổ máy và bật điều hoà lạnh - nóng, để loại bỏ nguy cơ gây nấm mốc và hơi nước đọng lại trong các ống của hệ thống điều hoà xe.