Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mưa dông giải nhiệt miền Tây

(VTC News) -

Cơn mưa xuất hiện tại một số khu vực ở các tỉnh miền Tây sau những ngày nắng nóng, hạn mặn.

Chiều 26/4, tại một số địa phương như TP Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang xuất hiện mưa dông. Đây được ví như cơn mưa "vàng" giúp giải nhiệt cho khu vực Tây Nam Bộ sau chuỗi ngày dài gồng mình chịu nắng nóng và xâm nhập mặn.

Tại các tỉnh như Vĩnh Long, An Giang, mưa cũng xuất hiện nhưng không lớn.

Mưa lớn xuất hiện ở Cần Thơ sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt. 

Trả lời VTC News, ông Lê Đình Quyết, trưởng phòng Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, lượng mưa tại Giồng Riềng (Kiên Giang) vào khoảng 25 mm, lượng mưa tại Phú Tân (Cà Mau) vào khoảng 18.4 mm, lượng mưa tại Trần Văn Thời (Cà Mau) vào khoảng 23.4 mm. Riêng lượng mưa ở Ô Môn (Cần Thơ) vào khoảng 12.8 mm.

Cũng theo ông Quyết, sắp tới các tỉnh miền Tây xuất hiện mưa nhiều hơn theo chu kỳ chuyển mùa, tuy nhiên đến nửa sau tháng 5 mới bắt đầu vào mùa mưa ở khu vực này. Giai đoạn chuyển mùa, trong cơn mưa thường xuất hiện giông lốc, sấm sét nên người dân cần đề phòng.

Chiều 26/4, một số tỉnh ở khu vực Nam Bộ xuất hiện mưa dông.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ đánh giá từ đầu năm tới nay, trên toàn khu vực phía Nam nói chung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng rất ít mưa, nhiệt độ tăng, nắng nóng xuất hiện sớm và kéo dài, bốc hơi mạnh, khô hạn xảy ra trên diện rộng. Đồng thời, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong chảy về sông Cửu Long thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tình trạng này khiến cho nhiều tỉnh thành đang thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất, một số tỉnh như Cà Mau các sông kênh, rạch khô kiệt, kèm theo là hiện tượng sụt lún, sạt lở đất. Tình hình xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, vào sâu nội đồng, ranh mặn 4g/l vào sâu khoảng 45 - 55km.

Từ nay đến cuối tháng 5, khu vực Tây Nam Bộ còn diễn ra các đợt xâm nhập mặn tăng cao vào 23 - 28/4 và 6 - 12/5. Tuy nhiên, 2 đợt xâm nhập mặn này không cao bằng giai đoạn từ 8 - 14/4. Dự báo sang tháng 5/2024, mặn mới giảm nhanh và qua tháng 6 xâm nhập mặn mới lùi xa về phía cửa sông.

Lương Ý

Tin mới