Brian Toon, giáo sư khoa học khí quyển và đại dương tại Đại học Colorado và Boulder, người đã nghiên cứu các tác động của tiểu hành tinh, đều cho biết: “Một vật thể lớn hơn sao Hỏa từng va vào Trái đất và tạo ra Mặt trăng mà không phá hủy Trái đất".
Toon đang đề cập đến giả thuyết va chạm khổng lồ - một lý thuyết khoa học cho rằng, một hành tinh cỡ sao Hỏa tên là Theia đã va chạm với Trái đất cách đây 4,5 tỷ năm, phóng một loạt các mảnh vụn đá vào không gian và cuối cùng kết tụ lại thành Mặt trăng của chúng ta. (Sao Hỏa rộng 6.700 km - hơn 500 lần chiều rộng của tiểu hành tinh từng hủy diệt khủng long).
Mô phỏng một tiểu hành tinh lớn đâm vào Trái đất, mưa lửa và các mảnh vỡ ở khắp mọi nơi.
Thay vì xóa sổ Trái đất, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, một phần lõi và lớp phủ của Theia hợp nhất với hành tinh của chúng ta, vẫn tồn tại trong những năm tới khi sự sống đầu tiên phát triển. Các chuyên gia không đồng ý về việc liệu vụ va chạm cổ đại này là trực diện hay chỉ là một cú lướt thoáng qua, nhưng chắc chắn rằng Theia đã hủy diệt bất cứ thứ gì còn sống trên Trái đất vào thời điểm đó (Các nhà khoa học cho rằng sự sống có thể đã xuất hiện sớm nhất là 4,4 tỷ năm trước, vài triệu năm sau vụ va chạm Theia.)
Cái chết từ trên cao
NASA coi bất kỳ tảng đá không gian nào là mối nguy hiểm tiềm tàng nếu nó có đường kính ít nhất là 140 m và quay quanh quỹ đạo trong vòng 7,4 triệu km so với Trái đất. Theo NASA, một tác động từ một tảng đá như vậy có thể quét sạch toàn bộ thành phố và tàn phá vùng đất xung quanh nó.
Gerrit L. Verschuur, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Rhodes ở Memphis, Tennessee, Mỹ, cho biết một vụ va chạm với một tảng đá lớn hơn, rộng ít nhất 1 km, có thể sẽ "kích hoạt sự kết thúc của nền văn minh". Và nếu một tác nhân có kích thước bằng tiểu hành tinh giết người khủng long xuất hiện ngày hôm nay, nó có thể sẽ khiến con người (và vô số loài khác) tuyệt chủng.
Verschuur nói: "Nói rộng ra, tác động ban đầu tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ giết chết bất kỳ ai có thể nhìn thấy nó. Sau đó, bụi từ vụ va chạm và khói từ đám cháy bao trùm Trái đất, đẩy hành tinh của chúng ta vào cái gọi là thời kỳ va chạm".
Trong thời điểm này, rất nhiều bụi và khí độc hại sẽ phủ kín bầu trời đến nỗi thực vật không thể biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng thông qua quá trình quang hợp. Đời sống thực vật sẽ diệt vong trên khắp thế giới. Chỉ những động vật rất nhỏ và sống trên mặt đất (như tổ tiên động vật có vú ban đầu của chúng ta) mới có khả năng sinh tồn.
Có thể hiểu, NASA và các cơ quan vũ trụ khác hết sức lưu ý đến mối đe dọa từ các tác động của tiểu hành tinh, theo dõi chặt chẽ hàng nghìn tác nhân tiềm ẩn trong hệ mặt trời của chúng ta. Tin tốt là không có bất kỳ mối đe dọa nào của bất kỳ tiểu hành tinh nguy hiểm tiềm tàng nào đến hành tinh của chúng ta trong ít nhất 100 năm tới.
Và, nếu một tảng đá không gian tiềm ẩn nguy cơ bất ngờ thay đổi hướng đi và đưa hành tinh của chúng ta vào tầm ngắm của nó, NASA đang thử nghiệm một kế hoạch để đối phó với nó. Vào ngày 26/9, cơ quan vũ trụ này đã dùng phương pháp chuyển hướng hành tinh thử nghiệm để điều hướng một tiểu hành tinh rộng 160 m có tên là Dimorphos, với hy vọng làm thay đổi một chút quỹ đạo của nó.
Rất may, Dimorphos không hướng về Trái đất. Nhưng thông qua nhiệm vụ này, NASA hy vọng việc đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh sẽ là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ hành tinh chúng ta trong tương lai.