Chị N.T.H. (32 tuổi, ở Thanh Hóa) được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu với một vết thương vùng cánh tay trái, dài khoảng 15cm với nhiều chỗ dập nát.
Tại đây, bác sĩ tìm nối các nhánh thần kinh và cơ vùng cánh tay bị đứt cho chị H. Ngoài ra, bệnh nhân được tư vấn tiêm phòng dại tại Trung tâm Y tế dự phòng.
Thông tin về tình trạng bệnh nhân, Ths.BS. Đỗ Thị Ngọc Linh - Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình Thẩm mỹ cho biết, vết thương vùng tay của bệnh nhân H. đã khô, bệnh nhân được ra viện, nhưng vẫn phải khám lại theo lịch hẹn để đánh giá khả năng phục hồi của thần kinh.
"Nhưng theo đánh giá của bác sĩ, khả năng phục hồi không khả quan vì bệnh nhân tổn thương nặng, tốc độ phục hồi thần kinh khá chậm. Bệnh nhân có nguy cơ giảm chức năng bàn tay trái. Chức năng vận động của bàn tay sẽ không bao giờ trở lại như bình thường", BS Linh nói.
Bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu cho bệnh nhân bị khỉ cắn. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Các chuyên gia khuyến cáo, khỉ là một trong những động vật có khả năng truyền bệnh dại giống như chó, mèo. Vì vậy, khi bị khỉ cắn nạn nhân phải đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt, không nên để quá 7 ngày việc tiêm phòng sẽ không còn tác dụng.
Ngoài ra, người dân nên biết cách xử lý khi bị khỉ cắn, việc này cũng tương tự như khi bị chó cắn. Nếu con khỉ cắn một cách vô cớ, không phải do bị trêu trọc, kích động và tự nhiên trở nên điên cuồng, hung dữ đột ngột, thì phải tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.
Video: Can 2 con chó becgie cắn nhau, người đàn ông bị chó cắn chết