Ngủ nghiêng vè bên trái: Dạ dày, tuyến tuỵ nằm ở phía bên trái của cơ thể và là một phần của hệ tiêu hoá. Chính vì vậy, nếu bạn nằm nghiêng về bên trái, thức ăn sẽ từ dạ dày xuống ruột non dễ dàng hơn, từ đó tăng cường giải phóng enzyme tuyến tuỵ và giảm nguy cơ bị ợ chua.
Uống nhiều nước: Nước giúp phân huỷ thực phẩm để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt hơn. Mặc dù một số ý kiến cho rằng uống nước trong bữa ăn là không tốt, nhưng về khoa học, nước rất hữu ích để chữa táo bón, cải thiện tiêu hoá.
Không ăn thức ăn khó tiêu: Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng khí dạ dày và khó tiêu. Ngoài ra, một số loại thực phẩm chứa nhiều đường như bắp cải cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hoá của bạn mất nhiều thời gian để chuyển hoá hết. Do vậy, bạn không nên ăn nhiều thực phẩm này để tránh ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá thức ăn.
Ăn nhiều chất xơ và thực phẩm lên men: Chất xơ giúp cho bạn tiêu hoá được dễ dàng hơn. Trong khi đó, các thực phẩm lên men có chứa các men vi sinh, có lợi cho đường ruột của bạn.
Ăn vào giờ cụ thể: Tự đặt cho mình ăn uống cố định vào một giờ trong ngày sẽ giúp cơ thể hình thành phản xạ theo thói quen biết được khi nào quá trình tiêu hoá thức ăn sẽ diễn ra. Việc ăn uống không đều đặn theo giờ giấc sẽ làm tăng các nguy cơ về sức khoẻ trong đó có béo phì.
Ngồi và tập trung khi ăn: Nếu vừa ăn vừa đi bộ hoặc đứng, bạn sẽ bị phân tâm bởi nhiều yếu tố. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn tiêu thụ nhiều thức ăn hơn bình thường. Trong khi đó, nếu ăn trong tư thế ngồi, khả năng lưu thông máu của bạn sẽ được cải thiện, thực phẩm từ đó cũng được tiêu hoá dễ dàng hơn.
Ngồi thiền: Căng thẳng sẽ tăng áp lực và làm chậm quá trình tiêu hoá. Đây là nguyên nhân gây chuột rút, khó tiêu hoặc táo bón. Lúc này, bạn hãy thử học ngồi thiền, cách làm này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, từ đó giúp hệ tiêu hoá được hoạt động trơn tru hơn.