Hành, tỏi có nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe nhưng thường để lại mùi hơi thở khá nặng nề khiến nhiều người khó chịu.
Để tránh gặp tình huống ngại ngùng, hãy lưu lại các mẹo khử mùi hành tỏi trong hơi thở được chia sẻ dưới đây, bạn có thể chọn cách khả thi nhất trong từng tình huống cụ thể.
Việc dùng trái cây tươi và rau quả cùng hoặc sau bữa ăn sẽ giúp che bớt mùi vị của tỏi và hành. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, táo hoặc rau diếp sống có thể làm giảm đáng kể mùi tỏi khi thở.
Ăn táo là một cách khử mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi, hành hiệu quả.
Nếu bữa ăn của bạn có nhiều tỏi thì hãy ăn táo để tráng miệng hoặc nhai lá bạc hà tươi. Ăn táo là một trong những cách khử mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi hiệu quả nhất, giúp hơi thở trở nên dễ chịu. Bạn cũng có thể thay táo bằng lê.
Ăn các loại rau thơm như rau mùi, ngò gai, húng chanh, bạc hà. Tinh dầu trong các loại rau này sẽ đánh bật mùi hành khó chịu.
Uống nước sau bữa ăn là cách rửa sạch các chất cặn bã như tỏi và hành tây bám trên lưỡi hoặc kẽ răng. Nó cũng giúp kích thích sản xuất nước bọt, rất hữu ích trong việc loại bỏ một số vi khuẩn gây mùi ra khỏi miệng.
Một ly sữa trong hoặc sau bữa ăn có tỏi có thể làm giảm nồng độ hợp chất lưu huỳnh, thủ phạm gây ra mùi hôi trong miệng của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa nguyên chất có hiệu quả hơn sữa ít béo trong việc giảm mùi hương của tỏi.
Một tách trà xanh nóng vào cuối bữa ăn cũng sẽ giúp đem lại hơi thở thơm tho và khử mùi khó chịu do hành, tỏi đem lại. Các nghiên cứu của nước ngoài chỉ ra rằng, trà xanh có tác dụng khử hôi miệng hiệu quả hơn cả kẹo bạc hà và kẹo cao su. Không chỉ vậy, trà xanh còn mang lại nhiều lợi ích khác về sức khỏe cũng như công dụng chống lão hóa.
Uống một tách trà xanh nóng vào cuối bữa ăn cũng là cách khử mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi, hành.
Uống và súc miệng bằng nước chè xanh, trà mạn, hoặc nhai vài lá chè tươi, tình trạng hôi miệng do hành tỏi sẽ được cải thiện rõ rệt.
Nước chanh có thể giúp trung hòa mùi của hành hoặc tỏi. Sau bữa ăn có hành hoặc tỏi, hãy uống một ly nước chanh tươi để khử mùi và đem lại lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn có thể súc miệng bằng nước chanh hai đến ba lần một ngày. Một thìa nước cốt chanh pha trong một cốc nước sẽ giúp trung hòa hơi thở nặng mùi do hành tây. Axit citric trong chanh có đặc tính kháng khuẩn, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
Lưu ý: Không để axit citric bám trên răng vì tính axit cao của nó có thể góp phần làm mòn men răng và sâu răng.
Kẹo cao su hương bạc hà ngoài việc che đi mùi vị khó chịu khi di chuyển thì còn kích thích tiết nước bọt, rất tốt để rửa sạch vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn.
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, việc nhai kẹo cao su không đường 20 phút sau bữa ăn cũng có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng.
Phần lớn vi khuẩn gây hôi miệng thường sống dưới đường viền nướu và ở mảng bám tích tụ trên răng, gây ra hôi miệng. Việc tập thói quen đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa đúng cách không chỉ làm giảm đáng kể số vi khuẩn trong miệng mà còn loại bỏ mùi hôi.
Giấm táo chứa pectin sẽ hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn tốt. Uống một thìa giấm táo (có thể pha loãng) là cách khử mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi, hành hiệu quả, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa. Bạn cũng có thể dùng giấm táo súc miệng trong vòng 10 hoặc 15 giây sau khi ăn, giống như một loại nước súc miệng.
Cắt đôi mỗi tép tỏi và loại bỏ phần thân ở giữa, cách này cũng làm giảm hương vị tỏi còn đọng lại trong miệng bạn sau mỗi bữa ăn.
Mùi hành, tỏi bám dai dẳng lên bàn tay lúc làm bếp, liệu có cách nào để khử thật nhanh? Hãy thử mẹo nhỏ sau:
Mẹo khử mùi hành trên tay