Kiểm tra thành phần thực phẩm: Hãy kiểm tra thành phần của những thực phẩm mà bạn chuẩn bị ăn để xem chúng có chứa đường hay các dạng khác của đường hay không. Hãy chú ý đến những cái tên như fructose, si-rô gạo lứt, nước mía cô đặc, mật ong hay mật cây thùa.
Không sử dụng những chiếc đĩa nhiều màu sắc: Một nghiên cứu cho thấy ta thường có xu hướng ăn nhiều mì ống và uống nhiều nước ngọt hơn nếu chúng được bày trên những chiếc đĩa sặc sỡ. Để ăn ít hơn, bạn nên chọn đĩa màu trắng và “tô điểm” cho nó bằng trái cây và rau xanh.
Thay đổi thói quen hằng ngày: Thay vì đi đến chiếc máy bán đồ ăn tự động mỗi buổi chiều, hãy bắt đầu thói quen đi bộ quanh tòa nhà để giảm cảm giác thèm ăn. Nghiên cứu cho thấy 15 phút đi bộ có thể làm giảm cơn thèm các món ăn vặt giàu calo.
Không để đồ ngọt trong tầm mắt: Hãy để các món ăn vặt ở ngoài tầm mắt của bạn, để khi bạn cảm thấy thèm, bạn sẽ không thể tiện tay với lấy chúng ngay được. Có thể suy nghĩ về việc phải đứng dậy và đi tìm đồ ăn sẽ khiến bạn bớt muốn ăn vặt hơn.
Luôn lưu trữ các thực phẩm lành mạnh trong bếp: Hãy giữ những thực phẩm lành mạnh mà bạn muốn ăn ở nơi bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhất và trong trạng thái có thể ăn ngay. Một trong những lý do khiến các món ăn vặt trở nên hấp dẫn là vì tính tiện lợi - bạn chỉ cần xé mở bao bì và ăn. Do đó, hãy gọt vỏ và thái sẵn các loại củ quả để bạn luôn có thể ăn ngay khi thèm.
Hiểu rõ những món ăn có thể kích thích cơn thèm ăn của bạn: Hãy cố gắng tìm ra những món ăn vặt có thể kích thích cơn thèm ăn của bạn và loại bỏ chúng khỏi tầm mắt.
Tìm lý do để tránh xa đồ ăn vặt: Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm ăn đồ ăn vặt là tìm hiểu về những thứ bạn đang ăn. Hãy nghĩ về việc những thực phẩm chế biến ngon lành thực chất lại chứa đầy những chất bảo quản có thể gây ung thư, hay về việc miếng đùi gà thơm ngon thực chất được chiên trong loại dầu đã được sử dụng qua nhiều lần! Hẳn là bạn sẽ chẳng còn thấy chúng quá hấp dẫn nữa.
Nhai kỹ: Nghiên cứu cho thấy nhai nhiều trước khi nuốt có thể giúp bạn ăn ít hơn. Do đó, khi ăn, bạn hãy cố tập thói quen nhai chậm, kỹ và tập trung. Hãy chờ khi ăn xong miếng trước rồi mới ăn miếng tiếp theo.
Dần dần cắt giảm đồ ăn vặt: Đừng loại bỏ hoàn toàn các món ăn vặt ra khỏi chế độ ăn của bạn ngay lập tức, mà hãy loại bỏ chúng dần dần. Ví dụ, nếu bạn thường thêm ba thìa đường vào tách cà phê của mình, hãy giảm xuống hai thìa trong vài tuần, rồi giảm dần xuống một thìa.