Rau củ quả không thể thiếu trong bữa ăn mỗi ngày, vậy làm thế nào để rau củ quả tươi ngon lâu hơn nếu mua với số lượng lớn? Một số mẹo bảo quản dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản lâu dài, tránh lãng phí thực phẩm.
Nghe có vẻ lạ nhưng tốt hơn hết là bạn không nên rửa rau củ và trái cây trước khi cất vào tủ lạnh hoặc tủ đựng. Nếu có thứ gì đó bị bẩn, chỉ cần lau sạch bằng khăn khô hoặc khăn giấy. Lúc rửa các loại rau củ, chúng ta vô tình loại bỏ các lớp bảo vệ tự nhiên, làm chúng dễ bị mốc và thối rữa.
Một số mẹo bảo quản rau tươi lâu bằng tủ lạnh
Trước khi đưa rau củ vào tủ lạnh, thường chúng ta sẽ để rau củ ráo nước rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh, ngoài rửa sạch ra thì bạn còn phải loại bỏ các phần hỏng của rau để tránh chúng sinh ra khí ethylene, làm rau củ mau chín tự nhiên, dễ bị hư sớm, lây sang các thực phẩm khác.
Mỗi rau củ sẽ có khoảng thời gian bảo quản khác nhau, do đó nếu cho tất cả chúng vào hộp đựng, túi kín,... thì sẽ làm hỏng nhanh hơn, mất chất dinh dưỡng.
Nhất là những loại rau củ chín nhanh sẽ sinh ra chất ethylene, làm quá trình phân hủy nhanh chóng, làm mất độ tươi và dinh dưỡng. Vì vậy, trước khi cho vào tủ lạnh thì bạn nên phân loại chúng rồi cho vào màng bọc thực phẩm trước khi bảo quản trong tủ lạnh.
Bạn có thể dùng khăn giấy khô để bọc lại rau củ rồi để trong tủ lạnh, cách này có thể giữ rau củ tươi ít nhất trong 1 tuần, nhất là những loại rau củ có lá. Rửa sạch rau và cho vàotúi bóng, rồi dùng khăn giấy để bọc kín lại rồi mới cho vào tủ, cách này phù hợp để bảo quản rau cần tây, diếp cá, rau cải,... giúp rau giữ được độ tươi, ngon ít nhất một tuần.
Mẹo bảo quản rau tươi lâu bằng giấy
Sử dụng các loại hộp đựng rau quả chuyên dụng giúp giữ được lượng dinh dưỡng và độ tươi của rau củ hiệu quả, đã vậy dễ sử dụng, thuận lợi và có thể dùng được nhiều lần sau vệ sinh sạch sẽ, tiết kiệm được chi phí.
Ngoài những cách nêu trên, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để bảo quản rau củ. Nhiệt độ bảo quản rau củ thích hợp nhất khoảng 3 - 9 độ C. Đồng thời, hiện nay các dòng tủ lạnh đều có thêm ngăn chứa rau củ riêng với nhiệt độ được cài đặt sẵn, đặt rau củ vào ngăn chứa chuyên dụng sẽ đảm bảo được độ tươi lâu hơn.
Không để rau xanh chung với các loại sản sinh khí ethylene: Một số loại rau quả rất nhạy cảm với khí ethylene. Vì thế nếu bảo quản trong môi trường chứa loại khí này, chúng sẽ rất dễ bị bầm dập, vàng úa. Do đó, bạn cần tránh những loại quả như: Cà chua, chuối, táo…
Bảo quản ở nhiệt độ thấp: Để rau quả tươi lâu hơn, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ thấp từ 1- 4 độ C, không nên quá cao hoặc quá thấp. Bởi nếu nhiệt độ quá cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến rau quả đóng băng và nhanh hỏng.
Không nên để chung với thực phẩm chín: Thức ăn đã nấu chín sẽ rất dễ sinh sôi vi khuẩn. Do đó, nếu để cùng với rau xanh sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng rau xanh rất nhanh.
Tách riêng cọng và lá: Với những loại rau sử dụng được cả lá và cọng như rau muống, mồng tơi, khoai lang… bạn nên tách riêng cọng với lạ rồi cho vào 2 túi khác nhau để bảo quản. Đồng thời, bạn cần loại bỏ những phần lá vàng úa, bị sâu để không ảnh hướng đến những lá còn tươi xanh.
Bảo quản rau ở nhiệt độ phòng: Rau không nên cất trong tủ kín. Chúng sẽ hư hỏng nhanh hơn bình thường trong điều kiện như vậy. Thay vào đó, tốt nhất bạn nên bảo quản chúng trong hộp gỗ hoặc nhựa có hệ thống thông gió tốt, hoặc thực tế là ở bất kỳ nơi nào mà chúng có không khí để “thở”.
Mẹo bảo quản chuối bằng màng bọc thực phẩm