Vào thế kỷ 19, mẫu váy phồng crinoline nổi lên như một như một hiện tượng.
Những chiếc váy đầu tiên được thiết kế hết sức đơn giản với phần khung được làm từ vải lông đuôi ngựa tạo độ phồng. Sau đó người ta chuyển sang dùng vải cotton trước khi thay thế hoàn toàn bằng phần lồng váy được làm bằng những sợ thép mảnh, được xếp thành các vòng tròn đồng tâm. Chu vi của các vòng này thường dao động từ 1 cho tới 4,5 m.
Mẫu váy phồng crinoline nổi lên như một như một hiện tượng ở thế kỷ 19.
Ban đầu, chỉ có những người thuộc tầng lớp thượng lưu mới có thể mặc mẫu váy này. Nhưng rồi theo thời gian, nó trở nên ngày càng phổ biến đến mức phụ nữ thuộc mọi tầng lớp đều có thể mặc.
Tuy nhiên càng về sau, người ta càng tìm thấy nhiều nhược điểm của crinoline . Phần lồng váy quá lớn gây khó khăn trong quá trình di chuyển, đặc biệt là khi phải đi qua cửa. Việc đứng lên ngồi xuống cũng hết sức bất tiện. Thêm vào đó, nó lại cực kỳ dễ bắt lửa và đây cũng là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 phụ nữ.
Năm 1858, một phụ nữ ở Boston khi đứng gần bếp lửa bị lửa bắt vào váy. Sau đó vài giây, lửa lan ra cả cơ thể khiến cô bị thiêu rụi.
Tới năm 1863, một cô hầu gái cũng chịu số phận tương tự khi chiếc váy bắt lửa lúc đang đứng làm bếp.
Ở Philadelphia, 9 phụ nữ đã chết cháy sau khi nến rơi xuống váy trong khi ở Anh, chỉ trong vòng 2 tháng đã ghi nhận 19 trường hợp thiệt mạng với nguyên nhân xuất phát từ mẫu váy này.
Cuối những năm 1890, hàng loạt các công ty may mặc ban hành lệnh cấm các công nhân nữ mặc váy phồng khi đi làm sau trường hợp một công nhân thiệt mạng do váy bị cuốn vào máy tẩy vải.
Liên tiếp những vụ tai nạn đáng sợ khiến nhiều người bắt đầu tẩy chay crinoline. Mẫu váy gần như "tuyệt chủng" vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, theo Elitereaders trước khi mẫu váy phồng nguyên bản bị tẩy chay, nó đã khiến hơn 3000 người phụ nữ thiệt mạng, chủ yếu đến từ các tai nạn lao động.
Video: Mặc váy ngắn trong thời tiết - 40 độ, nữ sinh bị bỏng lạnh phải nhập viện