Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" gồm vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung ông Công ông Táo.
Theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần bảo hộ gia đình. Mỗi năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ làm lễ cũng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời để báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ trong năm qua.
Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ Ba ngày 25/1/2022. Tuy nhiên, một số gia đình có thể cúng sớm hơn, từ cuối tuần trước đó để phù hợp với điều kiện thời gian của mình.
Theo quan niệm của một số người, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà; ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.
Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, theo quan niệm của đa số người Việt Nam, cúng bái luôn là việc yêu cầu sự trang nghiêm nên lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng. Một số gia đình có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.
Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.
Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ thần linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo truyền thống bao gồm: