Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vào ngày này, mọi người thường đi chùa, lễ Phật cầu an.
Việc cúng rằm tháng Giêng tại nhà cũng hết sức được chú trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn muốn biết nghi lễ này cần thực hiện sao cho đúng, cho chuẩn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
Về cơ bản thì mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không khác nhiều so với Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, cúng rằm tháng Giêng cũng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", dựa vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên sẽ thường có 4 bát 6 đĩa. Cụ thể, 4 bát gồm: canh măng, canh bóng, bát miến và mọc; 6 đĩa gồm: Thịt gà hoặc lợn luộc, giò/chả, nem, món xào, dưa hành/dưa muối, xôi hoặc bánh chưng.
Cần lưu ý, lễ vật cũng gồm hương, hoa, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu và không được để chung với lễ vật cúng Phật.
Một mâm lễ mặn cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm:
Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng
Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ phải có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trắng (thủy) và vàng (kim); và đủ 10 món, gồm các món ăn từ tứ phương: sông, núi, biển, đồng bằng. Tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi nếu có.
Nên cúng rằm tháng Giêng đúng ngày hay có thể cúng trước là băn khoăn của nhiều người khi Tết Nguyên tiêu đến gần. Năm nay, ngày Tết Nguyên tiêu - rằm tháng Giêng nhằm vào Chủ nhật ngày 5/2 Dương lịch.
Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Hiện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế. Các gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng trước rằm, từ ngày 13, 14, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11 - 12.
Tuy nhiên, năm nay Tết Nguyên tiêu nhằm vào cuối tuần nên tốt nhất là cúng đúng ngày (Chủ nhật) hoặc trước một ngày (thứ Bảy). Các gia đình hoàn toàn có đủ điều kiện về thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng thật chu đáo.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.