Jo Daniels, 39 tuổi, người mẹ trẻ đến từ Bristol, Anh đang là nhà tâm lý học. Cô được chẩn đoán mắc hội chứng Sjogren, dẫn đến tổn thương giác mạc của mắt, tấn công tuyến nước mắt, khiến cô bị loét đau ở giác mạc.
Hội chứng Sjogren ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể sản xuất chất lỏng, chẳng hạn như nước mắt và nước bọt, làm cho miệng, mắt và da khô khốc. Căn bệnh này gây ra các triệu chứng như bỏng mắt, cảm giác khô trong miệng và sâu răng.
Jo Daniels, 39 tuổi mắc hội chứng khiến mắt loét nghiêm trọng, gần như mù lòa.
Có rất nhiều phương pháp điều trị cho tình trạng này, một vài trường hợp chỉ cần dùng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để giảm khô mắt và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị tiêu chuẩn đều thất bại khi chữa lành mắt cho cô Daniels. Mắt cô bắt đầu loét và mờ dần, các chuyên gia cho biết đây là một biến chứng hiếm gặp của Sjogren.
Khi Daniels dần chấp nhận rằng mong ước có thể nhìn rõ trở lại gần như đã dập tắt, thì các bác sĩ tìm ra một cách điều trị đặc biệt: cô sẽ phải phụ thuộc từ một nguồn máu khác truyền vào cơ thể. Đáng nói, đó phải bắt buộc là máu của nam giới.
Lí do cho việc này là vì huyết thanh chỉ có thể được tạo ra bằng máu nam vì nó giàu huyết tương và tiểu cầu hơn máu nữ. Tuy nhiên gần đây, theo NHS Blood and Transplant (NHSBT) cho biết, số lượng đàn ông hiến máu giảm mạnh trong những năm gần đây, giảm tới 24,8% so với trước đó, vì thế mà lượng máu mà các bệnh viện có dường như không đủ cho cô Daniels có thể tiếp tục duy trì thị lực.
Số đàn ông hiến máu giảm nhiều những năm gần đây nên tình trạng bệnh cô Jo cũng trở nặng.
Mắt cô thường xuyên bị cộm và ngứa, lâu dần trở nên đau đớn và tầm nhìn mờ hẳn đi. Trong bốn tuần cuối năm, Jo Daniels từ một người có thể nhìn thấy bình thường trở nên 'hoàn toàn chìm trong bóng tối'.
"Bây giờ tôi chỉ có thể nhìn thấy nhờ máu của nam giới. Chúng được sử dụng để chiết xuất huyết thanh mà tôi cần để đặt vào đôi mắt mình hàng giờ. Dường như mọi chuyện còn tệ hơn khi tôi càng ngày càng mù lòa đúng dịp Giáng sinh, khi mà mọi người đều bận rộn cho kì nghỉ, vì vậy tôi không thể nhận được sự giúp đỡ ngay lập tức", Jo chia sẻ.
Jo Daniels lo lắng rằng sẽ mất đi sự nghiệp và không thể nhìn thấy con gái nhỏ của mình lớn lên. Trên thực tế, đây là một trong những rối loạn miễn dịch tự động phổ biến nhất ở Mỹ, ảnh hưởng đến khoảng 0,6% người lớn ở Anh, không những thế, 9/10 bệnh nhân là phụ nữ có tuổi trung bình là 50.
Các chuyên gia cho biết, việc bắt buộc cần máu từ nam giới có nhiều lí do. Thứ nhất, đàn ông dễ truyền máu hơn phụ nữ vì họ có lượng sắt cao hơn, do trọng lượng cơ thể bổ sung. Họ cũng có thể hiến máu sau 12 tuần, trong khi phụ nữ phải chờ 16 tuần để bảo vệ lượng sắt trong cơ thể.
Thứ hai, máu của đàn ông ít có khả năng mang các tế bào miễn dịch hơn so với những phụ nữ trải qua thời kỳ mang thai, có nghĩa nó phù hợp hơn với người bệnh.
Nhưng đàn ông lại hiến máu ít hơn đáng kể so với phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi 17-34. Vì vậy, không ít người và bản thân cô Jo Daniels đang không ngừng kêu gọi những người có khả năng hãy nhiệt tình hiến máu tình nguyện, tạo cơ hội tốt cho những bệnh nhân như cô.