Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Lý do chính quyền Mỹ không thể bán tài sản tịch thu của Nga để giúp Ukraine

Chính quyền của ông Biden muốn bán tài sản mà họ đã thu giữ từ các nhà tài phiệt Nga rồi sử dụng số tiền thu được để hỗ trợ Ukraine.

Theo tờ The Conversation, theo đề xuất về gói viện trợ mới nhất cho Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị các nhà lập pháp cấp cho thẩm quyền chính thức để tịch thu tài sản của các nhà tài phiệt Nga bị trừng phạt, lấy số tài sản đó hỗ trợ xây dựng Ukraine. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật thúc giục ông Biden bán tài sản thu của Nga, nhưng lại không cấp cho ông quyền hạn cụ thể để thực hiện.

Một số người cũng muốn chính quyền Mỹ bán tài sản trị giá hàng chục tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nga mà Mỹ đã đóng băng. Tuy nhiên, hiện chưa rõ ông Biden có kế hoạch nhằm vào các tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Nga hay không.

Việc Tổng thống Biden muốn Quốc hội cấp thẩm quyền cho thấy rằng các luật sư của Tổng thống tin rằng luật hiện hành chỉ cho phép đóng băng, không cho phép bán tài sản nước ngoài trong trường hợp xảy ra khủng hoảng quốc tế.

Tổng thống Mỹ muốn tìm cách tịch thu du thuyền của giới tài phiệt Nga. (Ảnh minh họa: AP)

Đóng băng và tịch thu

Đóng băng và tịch thu tài sản là hai khái niệm khác nhau. Đóng băng làm chủ sở hữu tài sản mất lợi ích kinh tế của quyền sở hữu, nhưng vẫn có khả năng chủ sở hữu nhận lại tài sản khi xung đột và lệnh đóng băng kết thúc. Tịch thu có nghĩa là bán tài sản và đưa số tiền thu được cho người thụ hưởng mà trong trường hợp này là những người đại diện cho Ukraine.

Đạo luật Quyền hạn Khẩn cấp Kinh tế Quốc tế năm 1977 chỉ cho phép đóng băng, không cho phép bán tài sản nước ngoài trong trường hợp xảy ra khủng hoảng quốc tế.

Kể từ đó, Mỹ thường xuyên sử dụng quyền thu giữ tài sản của các cá nhân hoặc quốc gia nước ngoài để thực hiện biện pháp trừng phạt kinh tế. Ví dụ, sau khi Iran tấn công và chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979, Chính phủ Mỹ đã thu giữ tài sản trị giá hàng tỷ USD của Iran ở Mỹ. Mỹ cũng đã phong tỏa tài sản của Venezuela và Taliban và các cá nhân Nga.

Trong tất cả những trường hợp này, Mỹ chỉ giữ tài sản nước ngoài chứ không bán. Trong một số trường hợp, Mỹ sử dụng tài sản bị tịch thu làm lá bài mặc cả trong đàm phán. Năm 2016, chính quyền của ông Barack Obama đã trả lại 400 triệu USD cho Iran mà Mỹ đã thu giữ sau cuộc bao vây đại sứ quán năm 1979. Trong những trường hợp khác, tài sản vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ, do một Văn phòng Bộ Tài chính Mỹ quản lý để mong đạt được thỏa hiệp với các bên có liên quan sau này.

Đạo luật Yêu nước, được thông qua sau vụ 11/9/2001, đã tạo ra một ngoại lệ, giúp Mỹ có thể tịch thu tài sản trong trường hợp Mỹ đang có chiến tranh. Mỹ chưa bao giờ sử dụng quyền này. Mặc dù tăng cường trừng phạt Nga và hỗ trợ Ukraine những Mỹ vẫn chưa chiến tranh với Nga.

Theo một nguyên tắc cơ bản, những ai gây tổn hại và vi phạm pháp luật phải trả giá.

Trong luật quốc tế, đây là vấn đề bồi thường. Trong lịch sử gần đây, những người chiến thắng thường buộc phải bồi thường cho bên thua cuộc trong chiến tranh - như trường hợp xảy ra sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai, đặc biệt là khi các bên thắng chịu trách nhiệm về thiệt hại người và tài sản của bên thua.

Do chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhiều người cho rằng Nga là bên cần phải bồi thường khi phá hủy cơ sở hạ tầng ở Urkaine.

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại cuộc họp ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Một số người cho rằng luật pháp Mỹ đã cho phép tổng thống sử dụng tài sản bị tịch thu hoặc bị phong tỏa để làm tiền bồi thường. Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại cho rằng làm như vậy sẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng. Các vấn đề pháp lý nói ở trên là một trở ngại lớn và khiến điều này có thể bị đưa ra tòa.

Một vấn đề nữa liên quan chính trị. Tịch thu tài sản khiến Mỹ mất đi những quân bài thương lượng quan trọng trong cuộc đàm phán trong tương lai.

Lựa chọn của Mỹ

Liên quan đến trừng phạt Nga, vấn đề của Mỹ là Quốc hội cần thông qua luật trừng phạt mới sao cho luật này không vi phạm luật quốc tế và Hiến pháp Mỹ.

Ví dụ: Tu chính án thứ năm của Hiến pháp Mỹ đưa ra thủ tục để thực hiện trước khi chính phủ có thể tịch thu tài sản của một công dân. Thủ tục này có áp dụng cho tài sản của người nước ngoài ở Mỹ, ít nhất là theo hai vụ được đưa ra Tòa án Tối cao.

Bán tài sản nhà nước Nga, ví dụ như tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, gây ra nhiều vấn đề khác. Luật pháp quốc tế cho phép mức độ miễn trừ nhất định đối với việc tịch thu tài sản của các quốc gia nước ngoài và tài sản của họ ở nước ngoài. Ngoài thời chiến, việc tịch thu tài sản nhà nước, bao gồm cả các khoản tiền gửi của Ngân hàng Trung ương Nga tại Mỹ, đối mặt với những thách thức này.

Đang có một vụ kiện tại Tòa án Công lý Quốc tế và vụ này sẽ quyết định liệu Mỹ có vi phạm quy tắc hay không khi sử dụng tiền từ các khoản tiền gửi của Ngân hàng Trung ương Iran bị đóng băng để bồi thường cho những nạn nhân khủng bố.

Theo Giáo sư Paul B. Stephen và Jon C. Effries Ir. Tại Đại học Virginia, mặc dù muốn trừng phạt Nga nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ và các quốc gia khác có thể vượt luật pháp quốc tế và Hiến pháp Mỹ.

Nguồn: Báo Tin tức

Tin mới