Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Lũ chuột ăn gần 200 kg cần sa tang vật của cảnh sát Ấn Độ

Gần 200 kg cần sa mà cảnh sát Ấn Độ tịch thu và bảo quản trong kho đã bị phá hoại; họ cho rằng lũ chuột chính là thủ phạm.

 

Chuột được cho là thủ phạm phá hoại kho bằng chứng ma túy của cảnh sát Ấn Độ. (Ảnh: New York Times)

Chuột là loài động vật nhỏ bé và không hề sợ cảnh sát. Rất khó để bảo quản thuốc khỏi tầm mắt của chúng", một tòa án ở bang Uttar Pradesh cho biết, theo BBC đưa tin hôm 24/11.

Tòa án đã yêu cầu cảnh sát xuất trình kho bằng chứng của các vụ án buôn bán ma túy.

Sau đó, thẩm phán Sanjay Chaudhary đã công bố ba trường hợp chuột phá hoại các bằng chứng cần sa.

Ông cho biết tòa án đã yêu cầu cảnh sát xuất trình số ma túy đã bị thu giữ để làm bằng chứng, nhưng họ đã được thông báo rằng 195 kg cần sa đã bị chuột phá hủy.

Với trường hợp 386 kg ma túy khác, cảnh sát đã báo cáo rằng một phần cần sa đã bị "chuột ăn mất".

Khoảng 700 kg cần sa thu giữ được, được lưu trong kho của các đồn cảnh sát ở quận Mathura, "tất cả đều có nguy cơ bị chuột phá hoại", cảnh sát xác nhận thêm.

Thẩm phán Sanjay cho biết cảnh sát không có chuyên môn trong việc giải quyết vấn đề này vì lũ chuột "quá nhỏ". Cách duy nhất để giữ bằng chứng khỏi những con chuột này là bán đấu giá số ma túy ấy cho các phòng thí nghiệm và các công ty dược phẩm. Số tiền thu được sẽ chuyển cho nhà nước quản lý.

MP Singh, một quan chức cảnh sát cấp cao của quận Mathura, nói với báo giới rằng một lượng cần sa được lưu trữ trong các đồn cảnh sát đã bị “hư hỏng do mưa lớn” chứ không phải bị chuột phá hoại.

Vào năm 2018, 8 sĩ quan cảnh sát Argentina đã bị sa thải sau khi đổ lỗi cho chuột làm thất thoát nửa tấn cần sa từ một nhà kho của cảnh sát. Các chuyên gia phản đối lý do này, bởi loài vật không có khả năng nhầm thuốc với thức ăn, nếu một đàn chuột lớn ăn phải nó, thì hẳn phải có nhiều xác chuột trong nhà kho.

Theo một nghiên cứu vào năm 2018, khi những con chuột được thí nghiệm được cho ăn thức ăn trộn bột cần sa, chúng “có xu hướng ít hoạt động hơn và nhiệt độ cơ thể cũng hạ xuống”.

Năm 2017, cảnh sát bang Bihar, miền đông Ấn Độ cáo buộc chuột phá hoại hàng nghìn lít rượu bị tịch thu, sau khi bang này cấm bán và tiêu thụ rượu.

Năm 2018, khi các kỹ thuật viên đến sửa máy rút tiền bị hỏng ở bang Assam họ phát hiện ra rằng những tờ tiền trị giá hơn 1,2 triệu rupee (14.691 USD) đã bị cắt vụn. Thủ phạm bị nghi ngờ là chuột.

Nguồn: Zing News

Tin mới