Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lợi nhuận sụt giảm, đại gia ngành than vẫn ‘vung tay’

Mặc dù kinh doanh không khởi sắc, thậm chí đi lùi nhưng một số đại gia ngành than vẫn vung tay trong chia thưởng.

2015 là năm rất khó khăn với các doanh nghiệp ngành than. Vì vậy, cổ phiếu ngành này không có nhiều bứt phá và thường giao dịch ở mức giá tương đối thấp. Thế nhưng, cổ đông ngành than lại khiến ngành khác “ghen tị” vì nhận được cổ tức “khủng” từ 80% đến 150%.

“Vung tay” chia thưởng

Công ty cổ phần Than Cọc Sáu (TC6) đang là đơn vị mạnh tay chi trả cổ tức nhất trong ngành. Và có lẽ, TC6 cũng sẽ vượt qua nhiều đại gia ngàn tỷ để lọt vào danh sách các công ty trả cổ tức cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2015.

Sau khi phát hành thành công, TC6 có thêm gần 19,5 triệu cổ phiếu. 

Cụ thể, TC6 sẽ phát hành hơn 19,49 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ là 1 : 1,5 (tỷ lệ 150%). Điều đó có nghĩa mỗi cổ phiếu của cổ đông hiện hữu được nhận 1,5 cổ phiếu thưởng. TC6 đang có gần 13 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, sau khi phát hành thành công, TC6 có thêm gần 19,5 triệu cổ phiếu.

Tổng nguồn vốn phát hành gần 195 tỷ đồng được công ty lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo báo cáo kiểm toán năm 2015, vốn khác của chủ sở hữu của  công ty  là 149,18 tỷ và trích từ quỹ đầu tư phát triển là 45,8 tỷ. Như vậy, sau khi phát hành tăng vốn, công ty gần như cạn kiệt nguồn vốn khác của chủ sở hữu và các quỹ khác.

Không chỉ có vậy, TC6 còn chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%. Như vậy, công ty sẽ dành thêm 7,8 tỷ  đồng cho cổ đông.

Công ty cổ phần Than Miền Trung – VINACOMIN (CZC) là đơn vị ngành than mới nhất công bố chi trả cổ tức khủng, tỷ lệ 110%. Trong ngành than, cổ tức tại CZC chỉ sau TC6. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu CZC sẽ được nhận 11 cổ phiếu mới. Như vậy, CZC sẽ chi gần 30 tỷ đồng cho lần phát hành vốn này.

Công ty cổ phần Than Đèo Nai (TDN) cũng ghi tên mình vào danh sách các công ty mạnh tay cho cổ tức. Năm 2015, TDH trả cổ tức bằng tiền 6%. Bên cạnh đó, công ty phát hành 13,4 triệu cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 84%. Như vậy, TDN phải chi 144 tỷ đồng cho cổ tức, chiếm 46% vốn chủ sở hữu.

Công ty cổ phần Than Cao Sơn cũng có kế hoạch chia 11,8 triệu cổ phiếu thưởng, tương đương tỷ lệ 79%. Cùng với cổ tức bằng tiền mặt, năm 2015, TCS chi trả cổ tức với tỷ lệ lên đến 81%. Như vậy, TCS sẽ phải chi 121,5 tỷ đồng trả cổ tức. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 274,2 tỷ đồng.

Kinh doanh đi lùi

Công ty trả cổ tức cao thì cổ đông sẽ được hưởng lợi. Vì vậy, cổ đông của nhiều công ty ngành than có lý do ăn mừng khi nhận được ưu đãi lớn. Tuy nhiên, chắc hẳn niềm vui của cổ đông chưa trọn vẹn khi công ty “vung tay” trong bối cảnh lợi nhuận sụt đi lùi.

Trong những năm gần đây lợi nhuận của CZC đang giảm dần đều. Lợi nhuận sau thuế các năm 2012, 2013, 2014 và 2015 lần lượt là 12,3 tỷ đồng, 8,2 tỷ đồng, 6,6 tỷ đồng và 4,7 tỷ  đồng. Chỉ tiêu doanh thu cũng thê thảm tương tự. Doanh thu các năm 2012, 2013, 2014 và 2015 là 1.179,4 tỷ đồng, 727,5 tỷ đồng, 624,5 tỷ đồng và 528,3 tỷ đồng.

Không sụt giảm mạnh như CZC nhưng lợi nhuận của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu (TC6) cũng đi lùi trong 3 năm trở lại đây. Lợi nhuận sau thuế của TC6 trong các năm 2013, 2014 và  2015 lần lượt là 59,3 tỷ đồng, 43,2 tỷ đồng và 41,3 tỷ đồng.

TCS cũng “vung tay” trả cổ tức trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang đi lùi. Nếu lợi nhuận trong năm 2012 và 2013 của công ty là 44,6 tỷ đồng và 51,6 tỷ đồng thì sang năm 2015, con số này rơi xuống chỉ còn 17,5 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu kinh doanh của TDN trải qua nhiều thăng trầm. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, lợi nhuận sau thuế của TDN lần biến động từ 32,8 tỷ đồng xuống 18,8 tỷ đồng. Doanh thu của công ty giảm từ 3.127,6 tỷ đồng xuống 2.425,9 tỷ đồng.

Nguồn:

Tin mới