Cuộc sống thường nhật của người dân Trung Hoa trong thời kỳ cuối triều đại nhà Thanh đã được các nhiếp ảnh gia phương Tây ghi lại một cách sinh động. Qua những hình ảnh đó, các thế hệ sau mới có thể hiểu rõ về thời đại hàng trăm năm trước.
Các kỹ nữ lầu xanh vào thời kỳ đó thường tập trung ở những khu vực sầm uất và phồn thịnh, bởi như thế sẽ có tìm được những khách làng chơi giàu có.
Một kỹ nữ lầu xanh với vẻ ngoài quyến rũ và đôi chân nhỏ gọn vì theo tục bó chân từ nhỏ.
Trong ảnh là một kỹ nữ lầu xanh đang phục vụ 2 khách hàng với vẻ mặt buồn bã.
Một kỹ nữ nhỏ nhắn với đầy đủ phụ kiện lộng lẫy trên mái tóc. Đôi chân của người này cũng rất nhỏ gọn vì tục bó chân.
Bức ảnh được chụp vào năm 1901, hai người đàn ông giàu có đang ăn uống no say trong tiếng đàn tì bà và sự phục vụ của các kỹ nữ.
Hai kỹ nữ ở Hồng Kông năm 1901. Mặc dù ca hát là công việc chính nhưng nếu được trả một mức phí hợp lý, họ cũng có thể bán thân.
Cũng có những vị khách đến lầu xanh để được đàm đạo nghệ thuật nhạc cụ với các kỹ nữ.
Những chiếc thuyền hoa ở Quảng Châu, thường được gọi là "lầu xanh trên mặt nước" hoặc là "lầu xanh di động". Bức ảnh được cho là chụp vào năm 1871.
Cảnh tượng lần đầu tiên đón khách của một kỹ nữ trẻ tuổi ở Thượng Hải. Kỹ nữ này ngồi trên vai của một người đàn ông (gọi là "quy nô") để đi đến vị trí của khách làng chơi. Hành động này được cho là vì mục đích may mắn.
Các kỹ nữ ở một lầu xanh tại Thượng Hải chụp ảnh cùng nhau. Loại trang phục bó sát người, phục sức sặc sỡ hơn như thế này rất thịnh hành trong các lầu xanh ở Thượng Hải cuối thời kỳ nhà Thanh.
Những cô gái làng chơi cuối thời nhà Thanh dù trang điểm lộng lẫy trên gương mặt vẫn mang một vẻ buồn man mác.