Tôi phải đến Việt Nam
Maria Cristina Maldonado là nữ phi công người Colombia đầu tiên làm việc tại Việt Nam và là một trong những nữ phi công châu Mỹ đầu tiên trở thành cơ trưởng cầm cương dòng “chim sắt” Airbus A320 tại khu vực Đông Nam Á.
Maria Cristina Maldonado, nữ phi công Colombia đầu tiên làm việc tại Việt Nam.
Maria vào nghề, trở thành phi công của Avianca – hãng hàng không quốc gia của Colombia suốt 20 năm. Trước khi đến Việt Nam, Maria đọc báo và biết Vietjet rất được yêu thích tại Việt Nam. “Vietjet là một hãng hàng không đa quốc gia. Họ đã phát triển thần tốc cả về đội bay, mở rộng mạng bay trong nước và phủ khắp các sân bay ở châu Á. Họ là ai mà nhanh chóng chiếm được tình cảm của người dân , lại trở thành một nơi làm việc tốt nhất châu Á? Tôi rất hiếu kỳ về hãng bay này”, Maria kể lại ngày đầu cô biết đến Vietjet.
Maria trong buồng lái tàu bay Vietjet.
Tìm hiểu kỹ hơn, Maria thực sự bất ngờ vì Vietjet được sáng lập và điều hành bởi những người phụ nữ tài giỏi như bà Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tổng giám đốc. “Phong cách của những người phụ nữ dẫn đầu, nhiều năng lượng và truyền cảm hứng thực sự hợp với tôi. Tôi phải đến Việt Nam”, Maria khẳng định.
Hiện nay, Maria là phi công xuất sắc của Vietjet, đã tham gia tích cực vào các chuyến bay giải cứu công dân Việt mắc kẹt ở nước ngoài do dịch COVID-19 và bay cứu trợ miền Trung.
Diệu kỳ “thế giới trong khoang lái”
Park Ji Young, cô gái xinh đẹp người Hàn Quốc đã từng có 4 năm sải bước trong khoang hành khách với vai trò của một tiếp viên hàng không. “Tôi đã bay chung chuyến với một nữ cơ trưởng. Thần thái, cử chỉ, hành động của cô ấy khiến tôi không thể quên được. Từ đó, tôi quyết tâm được giống nữ cơ trưởng ấy”, Ji Young kể về người phụ nữ đã tạo cảm hứng để cô tung bay trên bầu trời.
Ji Young bắt đầu hành trình trở thành phi công ở tuổi 33. Lúc đó, hầu hết người thân và gia đình đều khuyên cô xem xét lại, cho rằng mọi thứ có vẻ quá muộn và khuyên cô nên tập trung vào việc lập gia đình như bao phụ nữ khác ở Hàn Quốc.
Young hiện đang là một trong số những nữ phi công người nước ngoài xinh đẹp của Vietjet.
Ji Young mất một thời gian rất dài để đấu tranh tâm lý, thuyết phục bố mẹ rồi lên đường sang Mỹ học tập. Sau này, sang Việt Nam làm việc tại Vietjet, Ji Young càng hiểu rõ hơn về sự bình đẳng trong nghề. “Phi công, tiếp viên hàng không, thợ máy, kỹ sư, nhân viên mặt đất đều có cả nam và nữ, bất kể bạn là người nước nào cũng nói chung một ngôn ngữ”, Ji Young nói.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất với Ji Young là được điều khiến chuyến bay từ Incheon tới TP HCM mà trong số hành khách có bố mẹ cô. Ngay khi giới thiệu Park Ji Young trong thành phần phi hành đoàn, cả bố và mẹ của cô đều bật khóc trong niềm tự hào và xúc động.
Min Hee từng là nữ tiếp viên nhưng bị cuốn hút bởi thế giới diệu kỳ trong buồng lái tàu bay nên đã quyết tâm theo học để trở thành phi công.
Giống Park Ji Young, một cô gái Hàn Quốc khác cũng có cú “cất cánh” ngoạn mục từ tiếp viên thành phi công là Kang Min Hee. “Mỗi lần nhìn vào khoang lái, tôi tự hỏi họ vì sao phi công có thể ghi nhớ và làm việc thành thục với hàng trăm nút bấm, công tắc, cần lái như vậy. Thế giới trong khoang lái thật kỳ diệu và thu hút. Tôi muốn được ngồi tại vị trí đó”, Min Hee chia sẻ.
Tại khóa huấn luyện phi công, nhìn xung quanh toàn nam giới, Min Hee kể lại: “Dường như có một bức màn vô hình nào đó đã ngăn cản phụ nữ đến với nghề này. Không đâu, xã hội đã tiến bộ hơn và phụ nữ đã mạnh dạn tham gia vào những lĩnh vực mà trước nay người ta nghĩ chỉ dành cho nam giới”.
MinHee cùng các đồng nghiệp tại Vietjet sau một chuyến bay.
Rời Hàn Quốc đến Việt Nam làm việc cho Vietjet, Min Hee rất tự hào vì môi trường làm việc chuyên nghiệp và mọi người quý mến nhau như trong một gia đình. Kể về lần bị ốm đột ngột và nghỉ lại đêm ở Cam Ranh, ở một nơi không có người thân nhưng Min Hee vẫn cảm thấy ấp áp khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của tất cả thành viên đoàn bay. "Lúc đó tôi cảm thấy ấm áp và biết rằng Vietjet chính là gia đình của mình", Min Hee nhớ lại.
Min Hee cũng cho biết cô rất khâm phục tài năng của vị “cơ trưởng” của Vietjet, nữ tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo, người luôn có những “giấc mơ lớn” và truyền cảm hứng cho mọi nhân viên hiện thực hóa những giấc mơ đó.