Nhà tù Spandau ở phía tây Berlin (Đức) từng là nơi Mỹ và Liên Xô thay nhau điều hành. Nó là tòa nhà bốn tầng hình chữ thập bằng gạch đỏ, được bao quanh bởi một bức tường đá cao 6 mét và hai hàng rào dây thép gai.
Vào những năm 1930, nó có thể chứa tới 800 tù nhân. Trong nửa sau của thế kỷ 20, chỉ có 7 tù nhân thụ án ở đó.
Ngay cả khi thế giới đứng trước bờ vực xung đột hạt nhân, mối quan hệ giữa các đồng minh thời xưa vẫn luôn nồng ấm và thân mật.
Nhà tù chỉ có 7 tù nhân
Vào năm 1945, những phạm nhân ở Nhà tù Spandau bị một nửa thế giới ghét bỏ. Họ chính là các nhà lãnh đạo cấp cao của Đệ tam Quốc xã bị Tòa án Quân sự Quốc tế kết án. Họ mang trong mình vô số tội ác chiến tranh và tội ác chống lại hòa bình và nhân loại.
Vào ngày 18/6/1947, tất cả bảy người bị kết án đã thoát án tử hình đều được đưa tới nhà tù Spandau. Họ từng là thủ lĩnh của Đoàn thanh niên Hitler và Gauleiter (lãnh đạo khu vực) của Vienna Baldur von Schirach; cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đức và Người bảo vệ Reich của Bohemia và Moravia Konstantin von Neurath; Bộ trưởng Bộ Vũ khí và Sản xuất Chiến tranh Đế chế Albert Speer; Bộ trưởng Kinh tế Reich Walther Funk; cựu Phó Quốc trưởng Đảng Quốc xã Rudolf Hess; và các đô đốc Karl Dönitz và Erich Raeder.
Các bị cáo từng phục vụ cho Đức Quốc xã tại Tòa án Quân sự Quốc tế ở Nuremberg. (Ảnh: Thư viện & Bảo tàng Harry S. Truman)
Một số người trong số họ phải ngồi tù 10 năm, một số thì lĩnh án chung thân. Trong suốt thời gian đó, các tù nhân phải sống dưới sự giám sát của đại diện bốn cường quốc chiến thắng trong Thế chiến II: Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp.
Spandau trở thành nhà tù đặc biệt do quân đội các nước Đồng minh quản lý từ năm 1945 mặc dù nó nằm trong khu vực chiếm đóng của Anh.
Ban quản lý nhà tù bao gồm một đại diện từ mỗi quốc gia. Họ đóng quân vĩnh viễn tại nhà tù, luân phiên nhau hàng tháng với tư cách là giám sát nhà tù tạm thời. Tuy nhiên, tất cả các quyết định phải được đưa ra với sự nhất trí của tất cả các bên.
Nhân viên dân sự tại nhà tù (ngoại trừ nhân viên y tế) không được phép giao tiếp với các tù nhân. Ngoài công dân Pháp, Nga, Mỹ và Anh, công dân của một số nước cũng có thể làm việc tại Spandau. Ngoại trừ các công dân Đức.
Những binh sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài của nhà tù thay đổi hàng tháng. Việc thay đổi người bảo vệ từ quốc gia này sang quốc gia khác có cả một nghi lễ, kèm theo lễ diễu binh và báo cáo cho các chỉ huy của nhà tù Spandau.
Nikolai Sysoyev, một binh sĩ Liên Xô thuộc Tiểu đoàn súng trường cơ giới độc lập số 133, nhớ lại: "Chúng tôi không thể để mất mặt và phải thể hiện tất cả những gì mà những người lính của một quốc gia chiến thắng có thể làm được. Chúng tôi bước vào cổng nhà tù với một bước nghi lễ hoàn hảo, đập đế giày mạ thép của chúng tôi vào những viên đá lát đường với sự nhiệt tình đặc biệt và tạo ra một tiếng ồn khủng khiếp dưới mái vòm của cổng nhà tù".
Nhà tù Spandau nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: RBTH)
Tù nhân cuối cùng
Cuộc sống của các phạm nhân ở nhà tù Spandau rất khắc nghiệt. Họ bị giam trong các phòng giam riêng lẻ và ngay cả khi đi dạo, đi lễ nhà thờ hay tại nơi làm việc (làm phong bì), họ không được phép nói chuyện với nhau.
"Mỗi tháng một lần, chúng tôi được phép viết một bức thư ngắn, bức thư này phải qua kiểm duyệt; chúng tôi cũng có thể nhận được một bức thư ngắn và bức thư đó cũng phải qua kiểm duyệt", ông Raeder nhớ lại .
"Khá thường xuyên, những lá thư gửi đến hoàn toàn không được chuyển cho chúng tôi hoặc được gửi đi đã bị cắt xén bởi cơ quan kiểm duyệt - những phần lớn sẽ bị cắt ra... Cứ hai tháng một lần, chúng tôi được phép gặp một thành viên trong gia đình đến thăm nhưng cuộc gặp có thể kéo dài không quá 15 phút", ông Raeder nói.
Chính quyền Liên Xô có chính sách nghiêm khắc hơn nhiều đối với các tù nhân Spandau so với các đối tác phương Tây của họ. Ví dụ, những người lính canh đến làm nhiệm vụ tại các tháp canh vào ban đêm sẽ cố gắng đóng sầm các cửa bẫy vào một cách ồn ào. Người Anh và người Mỹ đã bật đèn trong phòng giam nhiều lần trong đêm để ngăn chặn các vụ tự tử, trong khi các nhân viên Liên Xô có thể thực hiện việc kiểm tra này cứ sau 15 phút.
Đổi gác tại nhà tù Spandau. (Ảnh: RBTH)
Năm 1962, Liên Xô phản đối quyết liệt sáng kiến của các đồng minh phương Tây nhằm trả tự do cho Schirach và Speer vì "hành vi tốt" trong quá trình giam giữ.
Đại sứ CHDC Đức, Mikhail Pervukhin tại Liên Xô tuyên bố: "Việc giảm nhẹ án tù cho những tội phạm chiến tranh hàng đầu của Đức đang thụ án vì những tội ác nghiêm trọng nhất chống lại loài người có thể khuyến khích những kẻ quân phiệt và những kẻ phục thù, những kẻ một lần nữa nuôi dưỡng những kế hoạch xâm lược chống lại các quốc gia yêu chuộng hòa bình".
Tuy nhiên, các tù nhân của Spandau lần lượt được trả tự do.
Theo thỏa thuận giữa các đồng minh, sau cái chết của tù nhân cuối cùng vào năm 1987 (Hess đã tự sát), Nhà tù Spandau đã bị phá hủy hoàn toàn. Một trung tâm mua sắm lớn với một bãi đậu xe đã được xây dựng tại nền cũ của nhà tù này.