Lee Kun Hee, người đã xây dựng Samsung Electronics trở thành một tập đoàn công nghệ khổng lồ trên toàn cầu trong lĩnh vực điện thoại thông minh, bán dẫn và TV, vừa qua đời ở tuổi 78 vì một cơn đau tim vào ngày 25/10 sau hơn 6 năm nằm viện.
Nhà lãnh đạo đầy tài ba của tập đoàn Samsung và người giàu nhất đất nước, đã phát triển công ty trở thành một tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Nhiều người thán phục và thừa nhận di sản khổng lồ mà ông Lee Kun Hee để lại cho Samsung.
Chủ tịch Samsung Electronics Lee Kun Hee lắng nghe câu hỏi từ một phóng viên sau khi tham quan gian hàng Samsung tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng Quốc tế 2012 (CES) ở Las Vegas, Nevada ngày 12/1/2012. (Ảnh: Steve Marcus/Reuters)
“Lee là một nhân vật mang tính biểu tượng trong sự trỗi dậy ngoạn mục của Hàn Quốc và cách Hàn Quốc toàn cầu hóa, sự ra đi của ông sẽ khiến nhiều người Hàn Quốc phải tưởng nhớ” - Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Chaebul.com – ông Chung Sun-sup cho biết.
Ông Lee hưởng thọ 78 tuổi, và là nhà lãnh đạo thế hệ thứ 2 của tập đoàn gia đình Hàn Quốc, hay còn gọi là chaebol (các đại tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc), để lại những vấn đề khó khăn về thừa kế cho thế hệ thứ 3.
Lãnh đạo đảng cầm quyền và cựu Thủ tướng Lee Nak-yon đã ca ngợi tài lãnh đạo của ông Lee: “Không thể phủ nhận rằng ông ấy đã củng cố cơ cấu kinh tế do chaebol lãnh đạo và thất bại để công nhận các liên đoàn lao động”.
Sự ra đi của ông Lee, với giá trị tài sản 20,9 tỷ USD theo Forbes được cho là sẽ thu hút những nhà đầu tư quan tâm đến việc tái cơ cấu tiềm năng của tập đoàn liên quan đến cổ phần của ông trong những công ty chủ chốt của Samsung như: Samsung Life Insurance và Samsung Electronics.
Ông Lee sở hữu 20,76% cổ phần của công ty bảo hiểm và là cổ đông cá nhân lớn nhất của Samsung Electronics với 4,18% cổ phần.
Con trai của ông Lee - Jay Y.Lee - đã vướng vào những vấn đề pháp lý liên quan để việc sát nhập hai chi nhánh của Samsung, điều này nhằm giúp ông Lee nắm quyền kiểm soát nhiều hơn đối với công ty Samsung Electronics hàng đầu của tập đoàn.
Con trai ông đã phải vào tù vài lần với vai trò của mình trong một vụ bê bối hối lộ dẫn đến việc luận tội của Tổng thống lúc bấy giờ là Park Geun-hye. Vụ án đang được kháng cáo.
“Khi ông Lee qua đời, tập đoàn Samsung giờ đang đối mặt với sự thay đổi lớn nhất kể từ khi vụ sáp nhập giữa Cheil Industries và Samsung C&T diễn ra vào năm 2015”- Ahn Sang-hee, chuyên gia về quản trị doanh nghiệp tại Viện nghiên cứu Kinh tế Daishin cho biết.
Vẫn chưa rõ ràng ba người con của ông Lee và vợ của mình sẽ chia tài sản như thế nào, một vấn đề dẫn đến mối thù gia đình tại các chaebol khác những năm gần đây sau sự ra đi của người đứng đầu.
“Đã 6 năm kể từ khi ông Lee nhập viện, vì vậy nếu có sự đồng thuận của những người con, Samsung sẽ tiến hành một kế hoạch rõ ràng. Nếu không, rất có thể xung đột sẽ xảy ra” - Park Sang-in – Giáo sư tại đại học Seoul National cho hay.
Cũng theo Giáo sư Park Sang-in, với sự mất mát của ông Lee, Samsung giờ đối mặt với sự thừa kế không rõ ràng.
Đại diện Samsung đánh giá: Chủ tịch Lee là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng thật sự, người đã đưa Samsung trở thành người đi tiên phong dẫn đầu thế giới và cường quốc công nghiệp từ một doanh nghiệp địa phương.
Công ty không nói rõ nguyên nhân cái chết và từ chối bình luận về việc Lee có để lại di chúc hay không.
Việc đầu tư mạnh mẽ vào những nền công nghiệp mới, đặc biệt là chất bán dẫn đã giúp phát triển doanh nghiệp của cha ông Lee Byung-chul trở thành một cường quốc với giá trị tài sản khoảng 375 tỷ USD, với hàng chục chi nhánh trải dài từ điện tử và bảo hiểm đến đóng tàu và xây dựng.
Trong suốt cuộc đời của mình, Samsung Electronics đã phát triển từ một nhà sản xuất TV hạng hai trở thành tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới nhờ doanh thu vượt qua những hãng Nhật Bản như: Sony Corp, Sharp Corp và Panasonic Corp về chip, TV và màn hình, chấm dứt vị thế thống trị của Nokia Oyj và đánh bại Apple Inc về điện thoại thông minh.