Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lật tẩy lý do khiến nhiều người dễ bị lừa gạt, ai cũng có thể mắc phải

Chẳng phải tự nhiên mà có người bị lừa và có kẻ nói dối, phỉnh gạt được rất nhiều người, điều này đến từ cả hai phía.

Trông mặt bắt hình dong

Vẻ bề ngoài chỉ có thể gây ấn tượng nhất thời, nó không thể thể hiện đúng bản chất con người của một ai đó. Nhưng có không ít người lại để ngoại hình của đối phương đánh lừa mình..

Một gương mặt xinh đẹp không có nghĩa là tâm hồn họ đẹp, và những người có vẻ ngoài xù xì gai góc, xỏ khuyên hay xăm trổ đầy mình chưa chắc là những hạng người “lưu manh”. Nếu như bản chất con người được thể hiện qua vẻ bề ngoài một cách rõ ràng thì chắc thế giới này sẽ bớt hỗn loạn đi rất nhiều. Nên nhớ: Chiếc áo không làm nên thầy tu.

(Ảnh: Pinterest)

Cả tin

Cả tin hay nhẹ dạ có liên quan đến cách mà ta suy nghĩ, và lượng thông tin cần thiết để chấp nhận một thông tin là đúng. Trong phần lớn trường hợp, "ngưỡng" nghi ngờ mà con người dành cho nhau thường rất thấp, do chúng ta được sinh ra với "đặc tính tích cực" và luôn cho rằng phần lớn hành động của con người đều chân thật.

Điều này thể hiện qua việc dù đã biết tỏng ý đồ của người đối diện, những lời nói ngọt luôn dễ lọt tai hơn là "sự thật mất lòng". Hơn nữa, con người có xu hướng thích nghe những thông tin có vẻ mù mờ nhưng phù hợp với lập trường của bản thân. Đồng thời, ta có xu hướng chối bỏ những thông tin làm cho niềm tin của mình lung lay, bất kể tính xác thực cao đến đâu.

(Ảnh: Pinterest)

Sự thiếu hụt thông tin         

Thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay, có rất nhiều thứ, nhiều thông tin trên các trang web, mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng có và không phải cái gì cũng đầy đủ, thậm chí thông tin nhiều chiều trái ngược nhau. Trước khi bỏ tiền ra cho một mục đích gì đó, trước tiên cần tìm hiểu là thông tin, từ mua bán vật phẩm, đầu tư bất động sản, kinh doanh… Nhiều trường hợp không có thông tin đầy đủ nhưng vẫn có người đưa tiền, đầu tư? 

Hãy cảnh giác trong mọi tình huống nhé. Tìm hiểu thông tin thật kỹ trong khả năng của bạn trước khi đưa ra quyết định của mình. Hãy bỏ thời gian để tìm hiểu để yên tâm hơn về người chăm lo cho số tiền của mình trong thời gian sắp tới.          

"Kịch bản" của đối phương quá hoàn hảo         

(Ảnh: Pinterest)

Những kẻ nói dối thường là người khôn khéo, thông minh và thuyết phục người khác rất tốt. Tiếc rằng họ lại mang tố chất ấy để phục vụ cho mục đích không chính đáng. Chúng thường làm việc có kế hoạch cụ thể, lên phương án, kịch bản và nói như “rót mật vào tai” của đối phương. 

Rất nhiều người có kiến thức về lĩnh vực đầu tư, kinh doanh nhưng vẫn bị lừa. Vậy phải sao nhỉ, chẳng lẽ lại là “đen thôi, đỏ quên đi”. Xin hãy quay về những giá trị ban đầu, bài học vỡ lòng trước khi đầu tư, kinh doanh, đưa tiền cho người nào đó, tìm hiểu đầy đủ thông tin và đừng chủ quan.   

Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật

Các nhà tâm lý học gọi đây là “ảo tưởng về sự thật”. Những điều dù là sự thật hay ngụy tạo, là phổ biến hay ít phổ biến, cũng trở nên dễ tin hơn nếu chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần.

(Ảnh: Pinterest)

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Vanderbilt đã tìm hiểu "ảo ảnh của sự thật" có thể tác động lên những kiến thức sẵn có của chúng ta ra sao. Họ trộn lẫn những điều thật và không thật vào với nhau. Những điều này được phân loại theo hướng từ dễ đến khó nhận biết. Người tham gia được yêu cầu đánh giá điều họ nghe được thật đến đâu dựa theo thang điểm từ 1 đến 6.

Kết quả cho thấy "ảo ảnh sự thật" phát huy tác dụng đối với cả những điều phổ biến lẫn ít phổ biến hơn. Những điều dối trá sẽ được đánh giá ngày càng cao điểm hơn trên thang điểm từ 1 tới 6 và nhiều khả năng được đánh giá là “thật” nếu được lặp lại đủ lâu.

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới