Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lật tẩy bí ẩn: Sự thật rùng mình đằng sau màn ảo thuật nuốt kiếm kinh dị

Một trong những màn ảo thuật “kinh dị” kích thích người xem nhất phải kể đến màn biểu diễn nuốt kiếm. Bí ẩn các ảo thuật gia đã áp dụng ở đây là gì?

Bạn nghĩ rằng đó chỉ là một trò ảo thuật với chiêu trò gian lận? Sự thật không hẳn như thế, “nuốt kiếm” là một trò biểu diễn được thực hiện bởi những chuyên gia thành thục lâu năm và thật sự rất là nguy hiểm, có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho người biểu diễn nếu như mảy may khinh suất, thậm chí tử vong và khuyến cáo KHÔNG ĐƯỢC LÀM THEO DƯỚI MỌI HÌNH THỨC.

Nguồn gốc màn biểu diễn nuốt kiếm

Thực hành việc nuốt kiếm có lịch sử hàng ngàn năm và phổ biến tại nhiều văn hóa khác nhau trong lịch sử nhân loại. Nhiều ghi chép lịch sử cho rằng tập tục nuốt kiếm bắt đầu ở Ấn Độ hàng thiên niên kỷ trước và có niên đại 2000 năm trước công nguyên.

 

Khi đó việc nuốt kiếm không như bây giờ được hỗ trợ bằng dụng cụ và ít có tính sát thương hơn mà nó đòi hỏi một tính kỷ luật cao, kiểm soát thể chất lẫn tinh thần nghiêm ngặt. Nuốt kiếm thường được thực hành bởi các nhà sư khổ hạnh Ấn Độ gọi là fakirs và sahus.

Nhưng việc nuốt kiếm không chỉ giới hạn ở tiểu lục địa Ấn Độ. Bởi vì Ấn Độ có các tuyến đường thương mại với Trung Quốc và Nhật Bản, loại hình nghệ thuật đã lan rộng đến các nền văn hóa đó. Thương mại giúp lan truyền hình thức này đến Hy Lạp và La Mã, cho đến khi tất cả các nền văn minh cổ đại có một số hình thức thực hành nuốt kiếm.

Bí mật đằng sau màn ảo thuật nuốt kiếm

 

Theo định nghĩa của hiệp hội những người nuốt kiếm quốc tế (SSAI), một người nuốt kiếm là người có thể nuốt một thanh kiếm dài 38 cm, độ dài chưa đủ để đến dạ dày (khoảng cách từ răng cho đến bộ phận của dạ dày kết nối với thực quản khoảng 40 cm), độ dài tối đa thanh gươm được nuốt là 61 cm, tức là đủ dài để đưa mũi kiếm vào trong dạ dày người thực hiện.

 

Người biểu diễn chuẩn bị khoang miệng (miệng và cổ họng) và thực quản bằng cách ngả người về phía sau và mở rộng miệng. Sau đó, người biểu diễn sẽ kìm hãm lưỡi và nắp thanh quản của họ để mở hầu họng và thực quản. Một khi lỗ mở sạch mô mềm có thể bị tổn thương bởi lưỡi dao, người biểu diễn phải có một đường thẳng xuống đường tiêu hóa. Sau đó, lưỡi dao sẽ lướt xuống đường đó mà không có vấn đề gì.

Nếu người biểu diễn làm đúng, lưỡi kiếm sẽ lướt qua giữa phổi và (một cách đáng báo động) sẽ thúc nhẹ trái tim sang trái. Sau đó thanh kiếm đi xuyên qua dạ dày một cách nhẹ nhàng.

 

Nghe có vẻ khó chịu, phải không? Và ý tưởng rằng hành động này xảy ra mà không có bất kỳ tổn thương nào đối với các cơ quan quan trọng có vẻ khó tin.

Rủi ro về sức khỏe

Màn biểu diễn yêu cầu sự tập trung cao độ cùng hành động chính xác tới từng mm, bởi chỉ cần mất tập trung chút thôi, thanh kiếm có thể đi lệch làm rách hoặc thủng đường tiêu hóa.

Mặc dù có thể tập luyện nhiều lần nhưng đây thật sự là 1 màn trình diễn vô cùng nguy hiểm bởi không ai có thể dám chắc được việc 1 tay biểu diễn lão làng không bị phân tâm hoặc làm sai trong lần biểu diễn tiếp theo.

 

Và sự cố tai nạn trong biểu diễn là điều mà không ai muốn. Ngay cả một vết cắt nhẹ vào mạch máu hoặc mô cũng có thể dẫn đến chảy máu bên trong và nhiễm trùng. Và, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, trong trường hợp xấu nhất, việc nuốt kiếm sai cách có thể dẫn đến cái chết ngay lập tức cho người biểu diễn.

Cần phải nhấn mạnh 1 lần nữa, đây là màn biểu diễn nguy hiểm, đòi hỏi phải có sự tập luyện dày công. Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý BẮT CHƯỚC LÀM THEO!

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới