Láng đĩa phanh ô tô là thao phục hồi bề mặt của đĩa phanh sau thời gian dài sử dụng. Theo đó, người thợ dùng máy chuyên dụng mài phẳng đĩa phanh, loại bỏ rỉ sét, vết xước, khôi phục hiệu suất.
Những dấu hiệu cần láng đĩa phanh ô tô
Đĩa phanh có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an toàn cho người dùng khi tham gia giao thông. Do đó, đĩa phanh cần được láng khi phát hiện những dấu hiệu như bị rung lắc, gây tiếng ồn, cảm giác không chân thực hoặc lực phanh nhẹ hơn bình thường.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện đĩa phanh có các dấu hiệu bị mài mòn, trầy xước hay nhiều cặn bẩn bám giữa má phanh và bề mặt đĩa phanh, chủ xe cũng nên láng đĩa phanh ô tô.
Cách láng đĩa phanh phổ biến tại Việt Nam
Rất khó để thực hiện việc láng đĩa phanh tại nhà bởi chủ xe không có đủ đầy đủ dụng cụ chuyên nghiệp để hỗ trợ. Hơn nữa, nếu thiếu kiến thức kỹ thuật cơ bản có thể gây hư hại bề mặt đĩa phanh. Vì vậy, việc láng đĩa phanh ô tô chỉ nên thực hiện bởi những kỹ thuật viên có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao.
Tại Việt Nam, có hai cách lãng đĩa phổ biến là láng trực tiếp hoặc tháo rời.
Láng trực tiếp
Láng đĩa phanh giúp mài phẳng đĩa phanh, loại bỏ vết xước. (Ảnh: Vinfast)
Với phương pháp này, kỹ thuật viên sẽ dùng máy mài cầm tay làm phẳng bề mặt đĩa mà không cần tháo bánh. Ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao, bề mặt được làm phẳng đều.
Tháo đĩa phanh và láng
Với cách tháo rời đĩa, kỹ thuật viên tháo hẳn hệ thống phanh sau đó sử dụng máy tiện láng bề mặt đĩa phanh. Do thực hiện thủ công nên bề mặt phanh sau khi được láng không hoàn hảo như láng trực tiếp. Việc láng đĩa chính xác phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên.
Vì vậy, láng đĩa phanh trực tiếp được ưa chuộng hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc lãng đĩa phanh nên thực hiện 2-3 lần, sau mức này nên thay thế đĩa phanh. Lý do là khi láng, bề mặt đĩa phanh bị mài mỏng. Nếu đĩa phanh đã cũ, láng đĩa có thể làm hư hại cụm phanh do không đủ độ dày theo tiêu chuẩn.