Lãi suất ngân hàng là gì?
Lãi suất là giá phải trả cho việc sử dụng vốn. Lãi suất gồm lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, trong đó, lãi suất huy động là tỷ lệ giữa số tiền lãi so với số vốn huy động.
Lãi suất huy động, phân loại thành lãi suất huy động bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ, gồm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; lãi suất huy động bằng phát hành giấy tờ có giá gồm lãi suất huy động bằng phát hành giấy tờ có giá loại dưới 12 tháng và loại từ 12 tháng trở lên.
Theo Quyết định 1124/QĐ-NHNN, từ ngày 19/6/2023, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-NHNN như sau:
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.
Ảnh minh họa
Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Tính đến thời điểm ngày 30/1/2023, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng của các ngân hàng chủ yếu dao động ở mức 3-4%/năm, trong đó Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) đang niêm yết mức lãi suất cao nhất tại kỳ hạn này là 4,3%/năm.
Đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng hiện dao động ở mức 4,4 - 5,1%/năm, trong đó Ngân hàng Xây dựng đang niêm yết mức lãi suất cao nhất ở kỳ hạn này là 5,1%/năm.
Còn tại kỳ hạn 12 tháng, hiện PvcomBank là ngân hàng đang niêm yết mức lãi suất cao nhất trong số các ngân hàng. Áp dụng từ ngày hôm nay 30/1, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng này là 10,5%/năm.
Với kỳ hạn 24 tháng, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn này đang dao động ở mức 5-6%/năm, trong đó SHB là ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất ở kỳ hạn này là 6,2%/năm.