Thời ấu thơ cắp sách tới trường, hẳn nhiều người vẫn nhớ những cuốn sách giáo khoa được truyền lại từ anh, chị. Có khi, nhà có 5 anh chị em đều dùng chung một bộ sách giáo khoa bố mẹ sắm cho từ thời anh, chị cả.
Vì dùng nhiều nên chúng đã quăn góc, sờn mép, ố vàng... Đôi khi, mẹ còn phải dùng kim chỉ khâu phần gáy cuốn sách lại vì nó đã bị rời ra từng tờ.
Đối với những đứa trẻ ở nông thôn, bộ sách giáo khoa chính là tài sản có giá trị nhất. Thời ấy, nhiều gia đình còn không sắm nổi bộ sách giáo khoa nên nhiều đứa trẻ phải xem chung sách với bạn cùng bàn.
Giờ đây, sau nhiều lần cải cách sách giáo khoa, những cuốn sách ấy thật sự đã đi vào dĩ vãng.
Đối với thế hệ 8X, 9X đời đầu, ký ức tuổi thơ với những trang sách giáo khoa ấy đã trở thành huyền thoại không thể nào quên.
Nhìn lại một số trang sách giáo khoa cấp 1 thời ấy:
Ngày học bài tập đọc này, chắc hẳn ai cũng mơ ước trước cửa nhà mình có một cây xoài.
Ngày xưa đi học cứ thắc mắc: Không biết bài Bác đưa thư này có liên quan đến bài hát "Bác đưa thư đi tới nhà em, xe đạp kêu kính kính coong" hay không?
"Côn Sơn suối chảy rì rầm. Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm".
Câu chuyện hai con dê qua cầu hầu như đứa trẻ nào thời đó cũng thuộc làu.
Chỗ ngồi học của cô bé trong ảnh là ước mơ của tất cả học sinh thời xưa.
Có ai học xong bài này, sau đó về nhà kiếm 1 cái lọ, đổ nước vào, ngồi thả từng viên sỏi, chờ nước dâng lên?
"Hòn đá to, hòn đá nặng. Một người nhấc, nhấc không đặng. Hòn đá to, hòn đá nặng. Nhiều người nhấc, nhấc lên đặng".
"Chị Võ Thị Sáu. Người con gái trẻ măng. Giặc đem ra bãi bắn. Đi giữa hai hàng lính. Vẫn ung dung mỉm cười. Ngắt một đóa hoa tươi. Chị cài lên mái tóc. Đầu ngẩng cao bất khuất. Ngay trong phút hi sinh. Bây giờ dưới gốc dương. Chị nằm nghe biển hát".
Video: Năm 2019 - 2020 học sinh sẽ có sách giáo khoa mới