Người dân buộc phải đội mũ bảo hiểm để đi cày ruộng, cấy lúa để tự bảo vệ tính mạng của mình.
Xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình có hơn 6.000 nhân khẩu, song có tới 6 mỏ đá lớn nhỏ, đặc biệt nhà máy xi-măng Sông Gianh đang hoạt động
.
Đối với nông dân có ruộng canh tác tại khu vực mỏ đá xã Tiến Hóa, đội mũ bảo hiểm để đi cày ruộng, cấy lúa là cách để họ tự bảo vệ tính mạng của mình.
Tuy nhiên, cách đề phòng này cũng chỉ có tác dụng được với những viên đá nhỏ, còn những khối đá có kích thước lớn thì đành chờ... may rủi!
Theo phản ánh của các hộ dân, mỗi khi ra đồng, việc đầu tiên là phải tìm nhặt những cục đá nhỏ nằm rải rác trên mặt ruộng đem đổ chỗ khác, mới có thể sản xuất. Song với những khối đá lớn thì đành chịu thua.
|
Các mỏ đá được khai thác trong nỗi lo sợ của người dân trong khu vực |
Anh Trần Đức Th cho hay, có lần anh cùng vợ (chị Nguyễn Thị Ch) nhổ cỏ tại mảnh ruộng nhà mình ngay sát chân mỏ đá, cạnh đó không xa là những đứa trẻ đang chăn bò, thì bất ngờ nghe tiếng động ầm ầm trên đỉnh mỏ đá, nhìn lên thấy đá bụi bay mù mịt, tiếng nổ đinh tai.
Mọi người hoảng hốt bỏ chạy ra xa. Sau khi định thần lại thì cả một khối đá lớn bằng ngôi nhà đã nằm đúng ngay vị trí chị Ch vừa nhổ cỏ, xung quanh là vô số những mảnh đá vừa và nhỏ...
Được biết, đa số các mỏ đá thuộc quyền quản lý hoặc khai thác phục vụ cho nhà máy xi-măng sông Gianh, đơn vị khai thác là xí nghiệp Cosevco 12.
Ông Cao Văn Trúc - Chủ tịch UBND xã Tiến Hóa, cho biết: Xã đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo nhà máy xi măng sông Gianh và và các mỏ đá để có biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác, đồng thời giải quyết đền bù hoa màu bị thiệt hại cho người dân.
"Chính quyền ở đây rất cảm thông và đồng tình với nỗi khổ của người dân song chỉ biết nhắc nhở và báo cáo lên cấp trên mà thôi. Vì địa phương không đủ thẩm quyền để xử lý triệt để”
,
ông Tr
úc n
ói
.
Theo
Cảnh Hoa - Bá Cường/
PLXH