Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỷ tử được ví như 'thuốc tiên' từ tự nhiên, nấu món ăn cũng trở thành thuốc

(VTC News) -

Kỷ tử là dược liệu quý sử dụng phổ biến trong Đông y, nhưng ít người biết kỷ tử kết hợp với các món ăn cũng có thể thành thuốc.

Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho hay, trong Đông y, kỷ tử vị ngọt, tính bình, tác dụng tư bổ can thận, nhuận phế, lợi tinh, sáng mắt.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống ôxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.

Kỷ tử có tác dụng gì? (Ảnh minh hoạ)

Một số món ăn - bài thuốc với kỷ tử

Kỷ tử hầm óc dê

Món ăn này có tác dụng hỗ trợ điều trị gan thận bị hư tổn, tinh huyết thiếu dẫn tới các chứng lưng đau, gối mỏi, nhức đầu, ù tai, di tinh.

Kỷ tử, Mộc nhĩ trắng, Trứng gà, Đường phèn

Câu kỷ tử 25g, Mộc nhĩ trắng 20g, Đường phèn 100g, Trứng gà 2 quả.

Cách làm: Mộc nhĩ trắng ngâm nước cho nở, đập trứng gà ra lấy lòng trắng; đổ nước vào nồi đất, đun sôi lên, cho lòng trắng trứng và đường phèn vào đánh tan, lại đun sôi lên, cho kỷ tử và mộc nhĩ trắng vào, đun thêm chút nữa.

Ăn thường xuyên món kỹ tử mộc nhĩ trắng sẽ có tác dụng cường hóa các mao mạch, thúc đẩy việc tuần hoàn máu, giúp gan và nội tạng giải độc, tăng trưởng các dịch vị tiêu hóa. Có thể dùng làm thuốc bổ cường than.

Kỷ tử hấp gà mái

Món ăn này có công dụng giúp cho người can thận bất túc, đầu váng mắt hoa, hay ngủ mơ, hay quên, lưng đau gối mỏi, di tinh

Kỷ tử hấp trứng gà

Câu kỷ tử 25g, trứng gà tươi 2 quả. Kỷ tử ngâm nước sôi cho nở. Đổ trứng vào khay hấp trong nước sôi to lửa khoảng 10 phút. Cho kỷ tử lên trên hấp thêm 5 phút. 

Món ăn này có tác dụng cho người huyết hư, nhức đầu, chóng mặt, tim đập hoảng hốt, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, đau lưng mỏi gối...

Kỷ tử, đỗ trọng, chim cút

Kỷ tử 30g, đỗ trọng 10g, chim cút 1 con. Nấu cùng nhau cho tới khi thịt chim chín nhừ. Ăn thịt, uống nước giúp chữa bệnh lưng đau gối mỏi.

Kỷ tử rang thịt, măng tươi

Kỷ tử 100g, thịt nạc 500g, măng tươi 100g. Thái thịt nạc và măng tươi xé nhỏ, đảo đều trong chảo có tráng mỡ, cho thêm chút rượu, gia vị vừa đủ. Cho kỷ tử vào sau, đảo thêm một lát nữa cho chín là được. Món ăn này dùng để hỗ trợ điều trị các chứng suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, thận hư, thị lực kém nhìn vật bị nhoè...

Kỷ tử ninh xương

kỷ tử 15g, xương lợn 250g, đại táo 20 quả. Cho cả vào nồi cho nước vào ninh nhừ, gia vị vừa đủ, cách 1 ngày uống 1 thang. Có thể uống lâu dài.

Món này dùng cho người thiếu máu tái sinh khó khăn thuộc diện can thận âm hư, chóng mặt ù tai, thường sốt nóng vào lúc quá trưa, chân tay phát nhiệt, di tinh, đổ mồ hôi trộm, xuất huyết.

Kỷ tử, mạch đông, lạc nhân, thịt nạc

Kỷ tử 30g, mạch môn đông 10g, lạc nhân 30g, trứng gà 5 quả, thịt nạc 30g. Rang lạc giòn, kỷ tử chần qua nước sôi vớt ra ngay, mạch môn đông cho vào nước sôi nấu chín, thái vát nhỏ; thịt lợn băm nhỏ.

Cách làm: Đập trứng vào bát, đánh tan, hấp cách thủy cho chín. Thịt nạc xào chín, sau đó cho trứng, kỷ tử, mạch môn đông vào, đảo đều, đổ lên đĩa, rắc lạc rang giòn lên là được. Làm thức ăn, ăn cơm ngày 2 lần. Dùng cho người bị viêm gan mạn tính, biến chứng xơ gan thời kỳ đầu...

Kỷ tử, chim câu non

30g, bồ câu 3 con hấp trong khoảng 30 phút - 60 phút là dùng được. Món ăn giúp bồi bổ cho người ốm lâu ngày, cơ thể hư nhược, khí đoản, thị lực kém, hoa mắt nhức đầu, lưng đau gối mỏi, đái tháo đường.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, tỳ hư thấp trệ (đại tiện sống phân hoặc phân lỏng), có ngoại tà thực nhiệt không nên dùng.

Phạm Loan

Tin mới