Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Kinh tế Mỹ và bước nhảy ngoạn mục soán ngôi vương

Mỹ đã chính thức quay trở lại ngôi vương thống trị kinh tế toàn cầu sau 15 năm bị thế chỗ bởi Trung Quốc và các thị trường mới nổi.

(VTC News) - Mỹ đã chính thức quay trở lại ngôi vương thống trị kinh tế toàn cầu sau 15 năm chỉ biết lặng lẽ đứng nhìn Trung Quốc và các thị trường mới nổi lớn mạnh từng ngày.

Mỹ đã đưa ra con số dự báo về mức tăng trưởng trong năm 2015 là 3,2% và là mức cao nhất kể từ cuối năm 2005 đến nay. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, Mỹ đã tích cực cải thiện thị trường việc làm cho người lao động kéo theo mức chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng lên.


Kết quả này có thể là những gì đã được tiên đoán về nền kinh tế thế giới trước đây, rằng Mỹ sẽ lại một lần nữa trở thành động cơ thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Theo ông Allen Sinai, giám đốc điều hành của Decision Economics tại New York đánh giá: "Nền kinh tế này ngày càng trở nên xuất sắc hơn và hiện đang ở trong trạng thái tốt nhất kể từ năm 1990".


Thị trường việc làm tăng trưởng mạnh mẽ


Con số mới nhất về sự hồi sinh của kinh tế Mỹ đó là đã có thêm 252.000 việc làm trong tháng 12 vừa qua, đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 5,6% thành mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008. 


 T

ỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008 - Ảnh minh họa


Cũng theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, đã có hơn 3 triệu người tìm được việc làm trong năm 2014 và là con số cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Các nhà máy, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và kinh doanh dịch vụ cũng đang tích cực bổ sung thêm nhân lực cho mình.


Giảm thiểu rủi ro tín dụng


Mặt khác, Mỹ đã bỏ xa cả thế giới một phần vì nó đã có nhiều thành công hơn trong việc giảm thiểu các khoản nợ quá hạn để dần vươn lên từ sự suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1929.


Ngày 8/1 vừa qua Hiệp hội Ngân hàng Mỹ cho biết, những vi phạm về vay trả góp tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 1,51% trong quý III năm 2014, dưới mức bình quân hàng năm của 15 năm qua là 2,3%, trong đó bao gồm các khoản nợ về thẻ tín dụng hoặc vay vốn để mua xe và xây sửa nhà cửa.


Người dân mạnh chi nhờ giá cả giảm


Người dân Mỹ được hưởng lợi không chỉ từ sự tăng trưởng của thị trường việc làm mà còn từ việc sụt giảm về giá cả do tác động của giá dầu. Vào ngày 8/1, giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ chỉ còn 2,17 USD/gallon, rẻ nhất kể từ tháng 5/2009 theo như số liệu từ nhóm xe hơi AAA.


 D

ự báo GDP của Mỹ có thể sẽ tăng khoảng 3,7% trong năm 2015 - Ảnh minh họa


Theo Bộ Thương mại Mỹ tại Washington, chỉ số tiêu dùng trong nước đã tăng mạnh và tăng 0,6% trong tháng 11 vừa qua bởi sức tiêu thụ lớn các mặt hàng như ô tô mới, đồ gia dụng, TV và đồ may mặc. Đặc biệt mặt hàng ô tô đã bán được tổng cộng 16,5 triệu USD trong năm 2014, cao nhất kể từ năm 2006.


Bill Fay, phó chủ tịch chi nhánh bán hàng Toyota tại Mỹ đã cho biết trong cuộc họp ngày 5/1. "Sức mạnh của sự tăng trưởng này sẽ giúp ngành công nghiệp ô tô có được 6 năm liên tiếp tăng trưởng với ước tính 17 triệu USD trong năm 2015".


Các chuyên gia đã dự báo GDP của Mỹ có thể sẽ tăng khoảng 3,7% trong năm nay sau khi đã đạt mức tăng 2,5% trong năm 2014.

Báo cáo của Ngân hàng Deutsche Bank tại London vào ngày 9/1 vừa qua cũng dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3,6% trong năm 2015, trong đó Mỹ sẽ đóng góp khoảng 18% vào sự tăng trưởng này trong khi tất cả các nước công nghiệp khác gộp lại sẽ chỉ đạt khoảng 7%.


Chính sách nới lỏng tài khóa vượt mặt Nhật Bản và châu Âu


Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang dần suy yếu nếu không thay đổi những chính sách khắc khổ hiện tại - Ảnh minh họa


Mặt khác, Mỹ đã vượt qua các nước công nghiệp lớn khác một phần là do chính sách hoạch định của nó đã được cải thiện, theo Paul Mortimer-Lee, giám đốc kinh tế khu vực Bắc Mỹ tại BNP Paribas, New York nhận xét. Những chính sách đó chắc chắn mang lại nhiều hiệu quả hơn so với những chính sách khắc khổ của khu vực đồng tiền chung Euro, ông nói thêm. 


Thậm chí Alberto Alesina, một người vốn luôn ủng hộ chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ cũng cho rằng châu Âu nên có những chính sách nới lỏng tài khóa hơn. 


Còn Nhật Bản cũng đang khó khăn trong việc quản lý nền kinh tế đang trên đà suy yếu của mình bởi mức tăng thuế tiêu thụ đã tăng vọt từ 5% lên 8% vào tháng 4 năm 2014.


Bởi vậy tương lai Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục chiếm ưu thế là soán lấy ngôi vương của nền kinh tế toàn cầu.


Sự suy yếu của các nền kinh tế mới nổi


Trong khi Mỹ đang mạnh lên thì khối BRICS (gồm có Brazil - Nga - Ấn Độ - Trung Quốc và Nam Phi) đang phải đối mặt với những khó khăn do sự suy thoái kinh tế trầm trọng của chính các quốc gia thành viên. 


Các nền kinh tế mới nổi đã dần đánh mất vị thế của mình - Ảnh minh họa


Brazil đang phải nỗ lực để có thể trả hết nợ thì Nga đã rơi tình trạng khủng hoảng do giá dầu tuột dốc cùng với tác động từ lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và các nước phương Tây. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn gần như cũng bị đóng băng bởi cả hai nước đều đang phải vật lộn với cuộc cải cách kinh tế của mình.


Ngay cả Jim O'Neill, chuyên gia kinh tế đến từ tập đoàn Goldman Sachs và là cha đẻ của cụm từ các nước mới nổi BRIC cũng đã phải nói rằng: "Sẽ rất khó khăn để các quốc gia của BRIC lặp lại tốc độ tăng trưởng đáng chú ý như trước". Thậm chí ông còn đang tính đến hướng sẽ loại bỏ Brazil và Nga ra khỏi khối nếu họ không nhanh chóng tìm cách phục hồi lại nền kinh tế đang suy yếu của mình.


Bên cạnh đó ông cũng cho rằng dù đang ở tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với trước nhưng Trung Quốc vẫn sẽ góp phần cho sự tăng trưởng chung của kinh tế thế giới trong năm nay.

Huyền Trân (Theo Bloomberg)

Nguồn:

Tin mới